Làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy hàng loạt từ khóa lên trang nhất Google trong thời gian nhanh nhất. Bạn có đang thắc mắc về vấn đề này không?
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ một chiến lược SEO cực kì hiệu quả để bạn làm được điều này. Mình đã học được nó từ Perrin Carrell và cách anh ấy đã áp dụng để mang đến những sự chuyển biến đáng kinh ngạc lên trang web.
Nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Phương pháp lưu trữ – Chiến lược SEO mang lại hiệu quả cao
Khách hàng làm việc vì một lý do rất đơn giản: Họ làm cho nội dung của bạn nhiều để chia sẻ dễ dàng hơn.
Giống như cách mà Brian Dean đã nói về việc: Làm thế nào để có được các liên kết ngược với biểu đồ khách. Đó là một bài viết rất hay mà mình khuyên các bạn nên xem qua.
Trong đó, Brian đã tiết lộ về phương pháp lưu trữ đã giúp thúc đẩy lưu lượng website của anh ấy lên 175% mà không cần phải trả bất kì một khoản phí nào.
Và Guestographics là một lý do đã giúp cho Backlinko xếp hạng đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google về “Onpage SEO”.
Cách Perrin và David đã áp dụng Guestographics để tăng thứ hạng website
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vể phương pháp mà Perrin Carrell đã áp dụng với website của mình. Cụ thể là blog thú cưng HerePup.
Bạn có tò mò tại sao Perrin lại tạo nên blog này?
Thật tình cờ khi trước đó, anh ấy đã nhận nuôi một chú chó nhỏ màu đen trông rất đáng yêu và đặt tên cho nó là Chewie.
Để Chewie được phát triển khỏe mạnh, Perrin đã tìm kiếm về các loại thức ăn tốt thức ăn tốt nhất dành cho chó. Nhưng thật không may là không có một thông tin nào đề cập đến vấn đề này cả.
Và rồi điều đó đã thôi thúc anh ta tạo nên một blog về chó! Sau một thời gian chăm chú viết bài, cuối cùng ý tưởng của Perrin đã bắt đầu hoạt động.
Ban đầu, anh ấy đặt tên cho trang web tên là Chewie Says theo tên chú chó của mình. Nhưng sau đó, đã quyết định đổi thành Here Up.
Tuy nhiên, một khó khăn được đặt ra lúc này là vị trí xếp hạng dành cho các blog về chó đang bị chi phối bởi các trang web có thẩm quyền cao như PetMD.com và Cesar “The Dog Whisperer” Millan.
Để giải quyết vấn đề đó và đưa website của mình đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, Perrin đã đưa ra 2 chiến thuật:
- Chiến thuật 1: xuất bản bài viết lên website theo một lịch trình đã định và chờ đợi sẽ có người vào xem bài viết
- Chiến thuật 2: biên tập nội dung và đồng thời quảng bá những nội dung tuyệt vời đến người khác
Quyết định cuối cùng mà Perrin đưa ra chính là lựa chọn chiến thuật số 2. Và đó là lúc anh ấy bắt đầu mọi thứ với Guestographics.
Bạn có biết Perrin đã thu được kết quả như thế nào không nhờ nó không? Lượng người truy cập vào website tăng lên 963% trong vòng 6 tuần mà không cần tốn tiền.
Đâu là nguyên nhân đã mang lại những sự chuyển biến đáng kinh ngạc này. Chính là nhờ 2 điều này:
- Các vị trí số 1 trên một số blog thú cưng phổ biến
- Và The Huffington Post
Perrin cũng thu hút hơn 1000 người truy cập thông qua việc giới thiệu trang web của mình.
Một kết quả rất tuyệt vời dành cho một trang web mới phải không nào!
Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cách mà Perrin đã thực hiện.
Bước 1: Thiết kế nên một infographic
Nhiều người nghĩ rằng thiết kế chính là yếu tố làm nên thành công cho một infographic. Nhưng trên thực tế, nó chỉ đóng một phần rất nhỏ và điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải chọn đúng chủ đề.
Và chủ đề mà Perrin chọn ở đây là: 22 lý do mà chó sẽ khiến con người khỏe mạnh hơn.
Một bản đồ họa thông tin rất đẹp và chi tiết đã được Perrin vẽ nên.
Nhưng nó sẽ không thật sự thu hút nếu nội dung của nó không đề cập đến một vấn đề mà những người yêu chó quan tâm.
Perrin đoán rằng những người có sở thích nuôi chó cũng rất quan tâm đến sức khỏe của họ. Vì vậy, anh đã lựa chọn một chủ đề kết hợp giữa “chó và sức khỏe con người”.
Và anh ấy đã tham khảo qua kết quả được xếp hạng đầu tiên trên WebMD:
Và rồi anh ấy đưa ra kết luận: “Đó không phải là một bài viết hay. Đó chỉ là những sự thật thú vị kết hợp cùng những hình ảnh đáng yêu. Không có thiết kế hay nghiên cứu để nói về. Tôi biết mình có thể làm điều đó tốt hơn và một trong những cách tôi muốn thực hiện là thiết kế nên một bản infographic”.
Mặc dù không phải là một nội dung quá ấn tượng nhưng bài viết từ WebMD đã thu hút được hơn 300 liên kết ngược.
Điều đó đã cho thấy rằng, vấn đề về “vật nuôi và sức khỏe con người” thu hút được một sự quan tâm rất lớn của nhiều người.
Vì vậy, Perrin đã bắt tay vào thực hiện một đồ họa thông tin liên quan đến chủ đề này. Đầu tiên, anh ấy dành một ngày để nghiên cứu nhưng nội dung sẽ được đề cập đến.
Sau đó là thuê một designer để giúp mình biến những nội dung đó thành một bảng infographic chuyên nghiệp.
Bước 1 như vậy là đã được hoàn thành.
Bước 2: Tìm kiếm những người quan tâm đến chủ đề của Infographic
Để đồ họa thông tin thu được những kết quả mong muốn, bạn cần phải đưa chúng đến những người thực sự quan tâm về chủ đề của nó.
Làm sao để có làm được điều này? Cách dễ nhất là tìm kiếm các từ khóa liên quan đến chủ đề của infographic.
Giả sử: Bạn có một infographic đề cập về việc “Bài tập thể dục giảm cân hiệu quả”
Bạn sẽ tìm kiếm các từ khóa liên quan như: “cách giảm cân hiệu quả”, “giảm cân bằng cách tập thể dục”… Hãy sử dụng Google Suggest để tìm kiếm thêm các từ khóa liên quan.
Và Google sẽ cho bạn biết những nội dung đang đề cập đến chủ đề đó.
Đây chính là cách mà Perrin đã sử dụng để tìm thấy những khách hàng tiềm năng của mình.
Nhưng không dừng lại ở đó. Perrin còn tìm kiếm thêm các từ khóa khác như “50 trang web về chó hàng đầu”.
Những từ khóa đó đã giúp Perrin tìm được các blog danh tiếng về thú cưng.
Và khi anh ấy đã tìm được những trang web hàng đầu trong lĩnh vực của mình, đây là bước tìm theo cần làm.
Bước 3: Mức độ người dùng quan tâm đến Infographic
Bạn thường tiếp cận đến khách hàng bằng cách nào? Thay vì thể hiện sự quan tâm một cách chân thành đến họ, rất nhiều người đã đi thẳng đến vấn đề muốn giới thiệu.
Có bao giờ bạn cảm thấy phiền phức khi phải nhận những email như vậy chưa? Mình nghỉ là có đấy.
Hầu như tất cả chúng ta đều không muốn nhấp vào bất kỳ một liên kết nào trong email đầu tiên của mình.
Đó là lý do mà tại sao nên bắt đầu bằng một email ngắn gọn và chỉ với đơn giản là hỏi họ có muốn xem họ có muốn xem infographic của mình không.
Đây là cách mà Perrin đã sử dụng để tiếp cận với khách hàng tiềm năng của anh ấy:
Bạn thấy đấy, thông điệp mà anh ấy gửi hoàn toàn khác so với cách thường thấy.
Trong số 92 email mà Perrin đã gửi, anh ấy nhận được 5 phản hồi. Tỷ lệ chuyển đổi đạt 5,4%.
Bây giờ đã đến lúc bạn thực hiện bước 4.
Bước 4: Chia sẻ infographic của bạn đến mọi người
Khi bạn muốn nhận được liên kết ngược từ những trang web khác, hãy luôn nhờ một điều: hạn chế càng nhiều trở ngại, khả năng thành công sẽ càng cao.
Vậy điều ngăn cản mọi người chia sẻ infographic là gì? Chính là họ phải viết lời giới thiệu để đi cùng với nó.
Và cái hay của Guestographics chính là giúp bạn loại bỏ trở ngại đó. Bằng cách nào? Hãy viết phần giới thiệu đó cho họ. Đây là cách mà Perrin đã sử dụng:
Nhờ hành động đó mà tỷ lệ phản hồi email sẽ cao hơn rất nhiều.
Khi nhận được cái gật đầu từ khách hàng, hãy gửi cho họ một đoạn giới thiệu thật thu hút.
Hãy tham khảo cách mà Perrin đã sử dụng:
Bước 5: Chèn liên kết vào phần giới thiệu
Bước quyết định!
Lời giới thiệu độc đáo, hấp dẫn không chỉ tăng thêm sức hút cho infographic mà nó còn tăng thêm sức mạnh cho liên kết của bạn.
Những liên kết đó sẽ tự động xuất hiện khi có ai đó chia sẻ đồ họa thông tin bằng mã nhúng, giống như thế này:
Liên kế nằm trong đoạn nội dung độc đáo được giới thiệu.
Chúng vừa sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website vừa rất tốt cho SEO.
Nguồn bài viết được tham khảo từ:
https://backlinko.com/how-to-rank-on-page-1-of-google-fast
SEO Mentor & Founder SEO Agency 3HDIGI
Phụ trách hoạt động SEO của các doanh nghiệp lớn ở cả 2 phía Client & Agency.
Kinh nghiệm đào tạo SEO tại TTTH – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM từ 2018