Nếu trang web của bạn có người truy cập ở nhiều quốc và khu vực trên thế giới với nhiều ngôn ngữ khác nhau, bạn cần triển khai thuộc tính hreflang cho nó.
Thuộc tính hreflang cho các công cụ tìm kiếm biết được bạn đang nhắm đến mục tiêu ngôn ngữ và quốc gia nào cho một trang cụ thể. Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm cung cấp phiên bản phù hợp nhất với từng đối tượng người dùng mà bạn mong muốn.
Trong bài viết dưới đây, Hoài Đoàn sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ về:
- Hreflang là gì?
- Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong SEO?
- Cách triển khai thế nào?
- Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng
- Cách kiểm tra và khắc phục lỗi liên quan đến hreflang
Hãy cùng đến với bài viết ngay bây giờ nào!
Hreflang là gì?
Hreflang là một thuộc tính HTML được Google sử dụng để chỉ định ngôn ngữ và nhắm theo mục tiêu địa lý của một trang web. Điều này cho phép quản trị viên web giúp các công cụ tìm kiếm cung cấp phiên bản chính xác bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Ví dụ: bạn có một phiên bản của một trang bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Ý, bạn có thể chỉ định trang nào Google sẽ hiển thị dựa trên vị trí địa lý và ngôn ngữ của người dùng.

Về mặt cơ bản, thẻ hreflang hoạt động như một tín hiệu cho các công cụ tìm kiếm, không phải như một chỉ thị. Mặc dù nếu bạn không sử dụng nó công cụ tìm kiếm vẫn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ thay thế trên trang của bạn, nhưng tốt nhất là bạn nên chỉ ra rõ ràng các trang theo ngôn ngữ hoặc khu vực cụ thể của mình.
Đây là những gì mà Google đã nói: “Nếu trang của bạn có nhiều phiên bản cho nhiều ngôn ngữ hoặc khu vực, hãy thông báo cho Google về các phiên bản khác nhau này. Việc này sẽ giúp Google Tìm kiếm đưa người dùng đến phiên bản phù hợp nhất của trang theo ngôn ngữ hoặc khu vực”.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua Thông báo cho Google về các phiên bản đã bản địa hóa của trang.
Ví dụ
Hãy xem cách hreflang hiển thị theo ngôn ngữ HTML:
<link rel=”alternate” hreflang=”en” href=”https://www.example.com/” />
Với những ai không rành về lập trình thì có lẽ trong hreflang hơi đáng sợ. Nhưng đừng lo, thực ra nó rất đơn giản và được chia làm 3 phần chính:
- link rel=”alternate”: cho Google biết rằng liên kết trong thẻ này là một phiên bản thay thế
- hreflang=”en”: chỉ định ngôn ngữ phù hợp với tìm kiếm của người dùng. Trong ví dụ này “en” tức là tiếng Anh, ví dụ như nếu ngôn ngữ tiếng Việt sẽ là “vi”
- href=”https://www.example.com/”: bạn có thể tìm thấy trang thay thế tại URL này
Khá là đơn giản phải không nào!
Công cụ tìm kiếm nào hỗ trợ Hreflang?
Hiện tại, chỉ có Google và Yandex hỗ trợ thuộc tính hreflang còn Bing và Baidu thì không. Thay vào đó, 2 công cụ này dựa vào content language meta tag (thẻ ngôn ngữ nội dung).
Ví dụ: nếu bạn muốn thông báo cho Bing và Baidu biết rằng nội dung của bạn dành cho người dùng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh thì sử dụng:
<meta http-equiv=”content-language” content=”en-us”>
Tại sao Hreflang lại quan trọng với SEO?
Nếu trang web của bạn có những nội dung được triển khai trên nhiều ngôn ngữ khác nhau, bạn cần các công cụ tìm kiếm hiển thị nội dung đúng với đối tượng đang được nhắm đến. Và thẻ hreflang sẽ giúp bạn làm điều này.
Lấy ví dụ bạn đang nhắm đến những người dùng sử dụng tiếng Anh và Tây Ban Nha và đã xuất bản nội dung trên cả 2 ngôn ngữ này. Việc cần làm bây giờ là thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết rằng hãy phân phối nội dung tiếng Anh cho khách hàng nói tiếng Anh và nội dung Tây Ban Nha cho khách hàng nói tiếng Tây Ban Nha.

Ngoài việc giúp cho các công cụ tìm kiếm hiển thị đúng nội dung dung với đối tượng người dùng dùng đang nhắm đến, nó còn mang đến những lợi ích:
Ngăn chặn vấn đề duplicate content
Nếu website của bạn có các trang có cùng nội dung bằng các ngôn ngôn ngữ khác nhau hoặc nội dung cụ thể theo vùng bằng cùng một ngôn ngữ, Google có thể không hiểu và cho rằng đó là nội dung trùng lặp. Thẻ hreflang sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng duplicate content trong trường hợp này.
Giả sử bạn có một nội dung nhắm đến người dùng trên Vương quốc Anh với tiếng Anh Anh và người dùng ở Hoa Kỳ với tiếng Anh Mỹ. Hai trang này về bản chất sẽ gần như giống hệt nhau và Google có thể đánh giá đây là những nội dung trùng lặp.
Lúc này, thẻ hreflang sẽ thông báo cho Google biết được mối quan hệ giữa các trang này, và công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị đúng phiên bản đến các đối tượng người dùng phù hợp.
Mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng
Cung cấp những nội dung phù hợp với ngôn ngữ của người dùng tất nhiên sẽ giúp tăng trải nghiệm của họ. Tỷ lệ thoát sẽ thấp hơn, thời gian ở lại trên trang lâu hơn… Và rất nhiều thứ khác nữa giúp mang lại những điều tích cực cho thứ hạng của bạn trên tìm kiếm.

Cách triển khai thẻ hreflang
Thuộc tính hreflang có thể được triển khai theo 3 cách khác nhau là: triển khai bằng HTML, triển khai bằng tiêu đề HTTP và triển khai trong sitemap XML. Dưới đây là chi tiết về từng cách.
Triển khai hreflang bằng HTML
Cách dễ nhất để triển khai thuộc tính hreflang là đưa nó vào thẻ <head> trong trang web của bạn. Khi xác định thuộc tính này, bạn không chỉ mô tả đối tượng nhắm mục tiêu cho trang hiện tại mà còn mô tả các biến thể được bản địa hóa của trang.
Ví dụ: bạn có một trang web tiếng Việt và đang muốn triển khai nó trên nhiều ngôn ngữ khác nhau là Anh và Tây Ban Nha với các biến thể là:
- https://www.example.com/vi
- https://www.example.com/en
- https://www.example.com/es
Thì đây là những gì bạn cần thêm vào thẻ <head>:
<link rel=”canonical” href=”https://www.example.com/vi/” />
<link rel = “alternate” hreflang = “vi” href = “https://www.example.com/vi/” />
<link rel = “alternate” hreflang = “en” href = “https://www.example.com/en/” />
<link rel = “alternate” hreflang = “es” href = “https://www.example.com/es/ “/>
<link rel =” alternate “hreflang =” x-default “href =” https://www.example.com/vi/ “/>
Bạn có thể xác định trang dự phòng khi không có trang nào dành cho đối bạn đang nhắm mục tiêu. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng x-default.
Mặc dù dễ thực hiện nhưng phương pháp này lại rất mất thời gian và dễ lộn xộn. Đặc biệt là nếu bạn muốn triển khai thêm một ngôn ngữ nữa thì phải quay lại và thêm một thẻ hreflang vào tất cả các biến thể của trang đó.

Triển khai hreflang trong tiêu đề HTTP
Với các trang không có HTML, như PDF chẳng bạn, chúng ta không thể thêm thuộc tính hreflang bằng cách thêm chúng vào thẻ <head>.
Giải pháp trong trường hợp này là sử dụng tiêu đề HTTP để chỉ định ngôn ngữ của các biến thể tài liệu. Tất nhiên, cách làm này cũng có thể áp dụng được trên các trang web nhưng nó được sử dụng phổ biến hơn với các loại nội dung khác.
Link: <http://en.example.com/document.pdf>; rel=”alternate”; hreflang=”en”, <http://fr.example.com/document.pdf>; rel=”alternate”; hreflang=”fr”
Trên Sitemap XML
Thay vì sử dụng đánh dấu HTML, bạn cũng có thể gửi thông tin phiên bản ngôn ngữ trong sơ đồ trang web của mình.
Những lưu ý khi triển khai hreflang
Dưới đây là một số vấn đề mà cần phải lưu ý khi thực hiện:
- Đảm bảo bao gồm hreflang tự tham chiếu, tức là một hreflang tự tham chiếu để các công cụ tìm kiếm hiểu ngôn ngữ của trang là gì
- Đảm bảo rằng tất cả các biến thể của các trang đều được đưa vào hreflang của bạn để đảm bảo không có biến thể nào bị bỏ sót và để đảm bảo chúng là hai chiều (mỗi điểm với nhau)
- Sử dụng thẻ x-default để cho Google biết ngôn ngữ của trang khi không có biến thể ngôn ngữ nào khác phù hợp
- Đảm bảo rằng bạn đang canonical url trang cho chính nó
- Chỉ sử dụng một phương pháp để triển khai thuộc tính hreflang, đừng kết hợp việc triển khai nó trong HTML và trong sơ đồ trang web XML, vì điều này có thể dễ dàng dẫn đến việc gửi các tín hiệu hỗn hợp khi bạn mắc lỗi hoặc khi có lỗi.
Không thực hiện theo các bước trên có thể nhanh chóng làm chệch hướng nỗ lực SEO quốc tế của bạn.

Cách để khắc phục lỗi Hreflang
Sử dụng báo cáo Nhắm mục tiêu Quốc tế của Google Search Console (GSC) để theo dõi lỗi hreflang của bạn hoặc để chọn quốc gia cần được ưu tiên cho kết quả tìm kiếm của bạn. Báo cáo này có các phần sau:
- Phần Ngôn ngữ: Giám sát việc sử dụng và lỗi của thẻ hreflang trên trang web của bạn.
- Phần Quốc gia: Đặt mục tiêu quốc gia trên toàn trang web cho toàn bộ trang web của bạn, nếu muốn.
Sau khi kiểm tra, bạn có thể sử dụng các công cụ sau để khắc phục các vấn đề liên quan đến thuộc tính hreflang:
- Công cụ của Aleyda Solis
- Công cụ kiểm tra thẻ Merkle SEO
- Trình kiểm tra và xác thực HREFLang

Câu hỏi thường gặp
Hreflang khác với Canonical URL như thế nào?
Thẻ hreflang cho công cụ tìm kiếm biết rằng nên hiển thị trang nào với từng đối tượng người dùng thuộc các khu vực và ngôn ngữ khác nhau. Trong khi đó, canonical url có nhiệm vụ thông báo cho công cụ tìm kiếm phiên url nào để lập chỉ mục khi xuất hiện nhiều phiên bản url có cùng nội dung giống nhau.
Có thể thêm nhiều thuộc tính hreflang cho một trang được không?
Bạn có thể sử dụng nhiều thuộc tính hreflang cho một trang để báo hiệu rằng trang đó được hiển thị cho nhiều quốc gia hoặc khu vực.
Sẽ không có giới hạn về số lượng phần tử hreflang bạn có thể có trên một trang, nhưng bạn chỉ nên sử dụng các thuộc tính mà bạn có nội dung và chỉ sử dụng các ngôn ngữ phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Nếu nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không liên quan đến các quốc gia khác, đừng thêm chúng vào trang web của bạn!
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà tôi muốn chia sẻ với bạn về hreflang. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu dành cho bạn
Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết khác của tôi trong chuyên mục kiến thức Tự học SEO.
Nguồn tham khảo:
https://www.botify.com/learn/guides/hreflang-seo-what-you-need-to-know-for-language-optimization
https://ahrefs.com/blog/hreflang-tags/

SEO Mentor & Founder SEO Agency 3HDIGI
Phụ trách hoạt động SEO của các doanh nghiệp lớn ở cả 2 phía Client & Agency.
Kinh nghiệm đào tạo SEO tại TTTH – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM từ 2018