Tự Học Làm SEO

Quy trình SEO hệ thống website thương mại điện tử 2021

Pinterest LinkedIn Tumblr

Google Analytic có lẽ đã không quá xa lạ với anh em SEO nữa rồi đúng không? Nhưng để sử dụng Google Analytic để áp dụng vào quy trình SEO hệ thống website thương mại điện tử để đo lường hiệu quả của nó thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy mà hôm nay mình muốn viết bài này để anh em cùng thảo luận.

Nghiên cứu từ khoá

Hầu hết các chiến dịch trên các site thương mại điện tử trước tới giờ chủ yếu tập trung vào các dạng từ khóa cạnh tranh, từ khoá chính và từ khoá thông tin.

Từ khoá chính thường có độ cạnh tranh khá cao khiến người SEO thường mất rất nhiều thời gian và chi phí lớn.

Từ khoá thông tin thường đem lại các thông tin hữu ích điều này là khá tốt để lấy traffic nhưng website thương mại điện tử đơn giản là để bán hàng.

Trong vị thế là một người SEO website thương mại điện tử mình khuyên mọi người chủ động chuyển hướng sang SEO từ khóa sản phẩm.

Dưới đây là những hướng mình nghiên cứu từ khóa sản phẩm:

Nghiên cứu từ khóa trên site đối thủ

Dựa trên cảm xúc và hành vi của khách hàng em nhận diện khách hàng của các site thương mại điện tử nói riêng bây giờ theo hai hướng cảm xúc: ” Mong muốn và sợ hãi ”

  • Mong Muốn: Mong muốn sản phẩm ngon bổ rẻ, loại này luôn đúng là: “tâm lý so sánh giá “
  • Sợ Hãi: Sợ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, sợ mua lố so với người khác. Dạng này chung quy lại là: “tâm lý tiền mất tật mang”

Dựa trên hai tâm lý trên hành vi người dùng luôn rõ ràng rằng họ sẽ phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua hàng, đúng như nhận định của Google người dùng chuyển dần sang tìm kiếm dài, tìm kiếm chính xác tên sản phẩm để thực hiện so sánh giá giữa các trang web chung một loại sản phẩm.

seo he thong website dien tu

Người dùng thường lấy tên sản phẩm của những trang đối thủ đã có thương hiệu để so sánh giá ( Ảnh : Tienanhplus )

+ Dùng công cụ LongTailPro

Công cụ này giá thì có hơi chát một xíu tuy nhiên về mặt tính năng của nó thì cũng khá là ngon, nổi tiếng từ trước tới giờ về nghiên cứu từ khoá dài mà dân MMO hay dùng ạ.

Công cụ này không chỉ làm cho bước nghiên cứu từ khóa nhanh hơn đáng kể so với nghiên cứu từ khoá bằng tay từ search box.

seo he thong website cuc hay
Công cụ nghiên cứu từ khóa long tail pro giá thấp nhất $25

+ Wikipedia

Wikipedia là một trong những trang web yêu thích nhất của mình cho việc tìm kiếm từ khóa cho trang sản phẩm.

seo he thong website thuong mai
Nghiên cứu từ khoá qua wiki

+ K-meta:

Kiểm tra website đối thủ hoặc chính website của mình qua website k-meta.com.

Kiểm tra qua website k-meta

Cấu trúc website

Cấu trúc website là một điều rất quan trọng trong SEO với bất kỳ trang web nào, với website thương mại điện tử lại càng quan trọng hơn, bởi cấu trúc của một website ảnh hướng tới người dùng, giúp họ quyết định mua hàng nhanh hơn, trải nghiệm với người dùng tốt hơn.

Với mình 1 site thương mại điện tử luôn có hai nguyên tắc “Vàng”

  • Giữ mọi thứ đơn giản và dễ dàng phát triển thêm
  • Từ trang chủ chỉ với 3 click có thể mua được hàng

Mục đích của mình không chỉ dành cho SEO mà còn dành cho chuyển đổi bán hàng nữa nên cấu trúc Silo sẽ có biển thể: Trang chủ = > Danh mục chính => Danh mục phụ => Sản Phẩm

Cấu trúc Silo cho website thương mại điện tử

Một số ví dụ cho cấu trúc website thương mại điện tử

Nói thì có vẻ khó hình dung nên chúng ta hãy xem xét một ví dụ thực tế của một trang web thương mại điện tử với Cấu trúc được tối ưu hóa: PetSmart.com. Như trong ví dụ ở đây, đi tới trang sản phẩm chỉ với ba lần nhấp chuột từ trang chủ.

Ví dụ:

Không chỉ tối ưu cho SEO, nhưng quan trọng hơn là giúp người dùng thích nó. Đơn giản chỉ là cấu ​​trúc phẳng làm cho nó dễ dàng để tìm ra sản phẩm mà khách hàng muốn.

Onpage và Onsite

Sau phần cấu trúc website thương mại điện tử hẳn mọi người đã nhận ra rằng mọi người không chỉ tối ưu cho vài cái danh mục mang tên chung chung

ví dụ: begodi.com/ha-noi

Mà ở đây mình muốn mọi người tập trung vào tối ưu hoá trang detail hay còn gọi là trang sản phẩm trước tiên. Phần lớn traffic mong muốn đều hướng về bán sản phẩm gần như mọi người hay nghĩ đơn giản, họ tìm một cái như ” giày nike đẹp ” lên top là bán được hàng, tuy nhiên hàng bán được không phải là từ page chung chung kia, mà từ page ” giày nike nam màu xanh cỡ 42 “.

– Tốc độ load

Là website thương mại điện tử mọi người cần phải lưu ý tốc độ load luôn luôn phải nhanh nếu không nhanh người dùng sẽ chán nản mà bỏ đi

Mọi người có thể sử dụng công nghệ AMP của Google để tối ưu tốc độ của website mọi người, một lưu ý nho nhỏ là cố gắng load site tối đa 3s.

Công cụ test : https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

– URL:

Khi mình bắt đầu đảm nhiệm website thương mại điện tử, mình mới giật mình có một vài bên làm cho thương mại điện từ không quan tâm đến tối ưu URL, mình cũng gặp một vài trường hợp như vậy nên cũng ra sức thuyết phục hãy làm url thân thiện cho người dùng.

Ví dụ: https://abc.com/giay-nam/nike-mau-do.html

– Tile tag:

Tiêu đề vẫn là một vấn đề cần phải chú ý cho dù mọi người SEO cho website thương mại điện tử hay là website dịch vụ thường.

  • Từ khóa sản phẩm cần đứng đầu
  • Số tiền của sản phẩm (không nhất thiết phải đúng hoàn toàn, dùng kèm từ chỉ với, chỉ hơn…)
  • Thêm các từ kêu gọi hành động tạo cảm xúc vào tiêu đề (rẻ, ưu đãi, miễn phí vận chuyển, bảo hành, sale X%, giá thấp nhất, vận chuyển qua đêm…. )

(ví dụ: Laptop Dell Inspiron 3558 i5 5200U giá chỉ hơn 12 triệu)

Khi mọi người có một tiêu đề hấp dẫn hẳn tỉ lệ CTR đến website của mọi người sẽ tăng lên trông thấy. Và đương nhiên là tỉ lệ bán được hàng sẽ được cải thiện hơn.

Description tag (thẻ mô tả):

Cũng tương tự với tiêu đề, bản chất vẫn là kéo người dùng vào, tuy nhiên vẫn cần lưu ý về số ký tự 155 phù hợp để hiển thị lên Google đầy đủ nhất ý muốn truyền tải của webmaster đến khách hàng.

  • Từ khoá mang tên sản phẩm chính xác lặp lại 2 lần
  • Bao gồm những từ mang tính chất kêu gọi hành động như “lựa chọn tuyệt vời, vận chuyển miễn phí, bảo hành X năm, tặng voucher…)
  • Thêm dấu 3 chấm nếu có thể giúp người dùng cảm giác còn nội dung hay nữa….

– Thẻ Canonical:

Với bất kỳ trang thương mại điện tử nào cũng không thể thiếu thẻ này, bởi khi tạo ra một trang thương mại điện tử, ai cũng muốn sử dụng affiliate marketing. Và điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều trùng lặp nội dung với 1 ID khác nhau.

Ví dụ : <link rel=”canonical” href=”http://begodi.com/hotel/lotte-hotel-hanoi.html”>

– Nội dung trang sản phẩm:

Tối ưu hóa các trang sản phẩm và category là một trong những phần khó khăn nhất khi SEO các website thương mại điện tử. Muốn có một nội dung chất lượng cao nhưng sản phẩm khác hoàn toàn với mục tin tức, mọi người cần nội dung viết nhằm mục đích tạo chuyển đổi.

Dưới đây em sẽ chia sẻ về 3 phần đáng lưu ý nhất cho website thương mại điện tử:

+ 1000 word mô tả trở lên cho trang sản phẩm

Khoảng 1 thời gian trở lại đây sau các dự án mình nhận ra rằng nội dung dài có lợi hơn trong SEO, một số anh em không thích viết dài thì phản đối điều này đành chịu mỗi người một cách nghĩ.

Trên thực tế nhiều anh em nghĩ rằng: “khách hàng họ chỉ cần thấy giá, thấy khuyến mãi các thứ là họ mua, hay sản phẩm toàn số liệu kĩ thuật thì lấy đâu ra mà viết dài, có khi dài lại lan man quá họ ghét ko mua ấy chứ”.

Với phía Google, thực tế đơn giản Google muốn người xây dựng lên website hãy làm sao cung cấp cho bộ máy của nó đầy đủ thông tin nhất có thể, để nó đưa tới người truy vấn kết quả phù hợp nhất. Về phía người dùng hay chính xác là khách hàng, đơn giản họ chỉ muốn hiểu rõ hơn họ đang mua cái gì mà thôi.

Mạch tư duy viết bài

Làm sao để viết nội dung dài, mọi người chỉ cần đơn giản trả lời những câu hỏi của người dùng về sản phẩm :

  • Sản phẩm đó là gì?
  • Ai có thể mua được hoặc dùng được sản phẩm đó?
  • Sản phẩm đó làm bằng gì thành phần gồm những gì?
  • Quy trình làm sản phẩm đó?
  • Sản phẩm đó có chức năng gì?
  • Cách dùng sản phẩm đó?
  • Sản phẩm đó mua ở đâu hay địa chỉ mua sản phẩm đó?
  • Tại sao phải mua của mọi người?
  • Tại sao họ phải trả bằng đấy tiền cho sản phẩm đó.
  • Đánh giá của người dùng khác về sản phẩm đó.
  • Khi nào họ có thể nhận được sản phẩm đó?
    ….

Nếu mọi người muốn biết sâu hơn về cách viết nội dung chất lượng có thể click xem bài viết này của mình: Trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng?

Bố cục bài viết

+ Mật độ từ khoá trong bài viết

Nội dung dài đã có cho bài viết mô tả sản phẩm của mọi người, bây giờ là công đoạn khá là quan trọng trong và sau khi viết bài là mọi người cần phải chú ý đến độ lặp của từ khóa sản phẩm trong bài.

Mật độ từ khoá bao nhiêu cho đủ hẳn mọi người đều thắc mắc điều đó với mình, đơn giản thôi mọi người chỉ cần phân tích bằng SEOquake phần keywords density . Mật độ từ khóa của mọi người rơi vào khoảng 3 – 5% là đủ, với 1000 word thì chỉ cần (27 – 37 lần)

Nhiều như thế có đặt vào đâu cho hợp lý, câu này rất hay, mọi người còn nhớ bố cục bài viết ở bên trên mình đã viết chứ

  • Từ khóa đặt ở ngay dòng đầu Sapo (lặp khoảng 2 lần)
  • Từ khoá ở tiêu đề phụ (thường là H2)
  • Từ khoá ở đoạn nội dung (mỗi đoạn con có ít nhất 1 từ khoá)
  • Từ khoá ở chú thích hình ảnh
  • Từ khóa ở kết bài
  • Từ khoá ở call to action

Vậy là mọi người đã xử lý được cách chèn từ khoá mà không bị gọi là spam rồi, lưu ý từ khoá dài hơn 4 word SEOquake không tính được thì mọi người xem 1% của từ 4 word là bao nhiêu lần lặp lại rồi nhân lên với 3% là được.

Ví dụ:

Khi mình check từ khóa : Asus F454LA-WX463D/Core i3 4005U của 1 trang bán máy tính

Mật độ từ khóa check bằng SEOquake – density keyword

Ở đây từ mang đến cho mọi người lặp lại 7 lần được 1%, thì 3% tương đương 21 lần lặp.

Vậy độ lặp của từ khóa Asus F454LA-WX463D/Core i3 4005U , mình sẽ phải chèn 21 lần lặp.

+ Bình luận của người dùng tại bài viết

Một bài viết được Google cho là chất lượng ngoài các yếu tố mọi người đã biết còn có phần tương tác của người dùng với bài viết mà cụ thể ở đây là bình luận nếu mọi người có phần comment của mình để kiểm duyệt thì tốt nhất, nếu không mọi người có thể sử dụng API để get thêm phần comment.

Mỗi bài viết nhân viên viết xong post lên luôn cố gắng yêu cầu phải trên 10 comment có thể nhờ bạn bè, nhờ đồng nghiệp, lập nhóm comment cho nhau đều ok.

– Cấu trúc dữ liệu Rich snippet:

Theo như mình nghĩ các website thương mại điện tử nên có phần đánh giá chất lượng sản phẩm hiển thị sao, theo như đó mọi người sẽ cài Rich snippet rất đơn giản ạ

Mọi người có thể check ở đây: https://search.google.com/structured-data/testing-tool?hl=vi

– Cài Social metadata

Phần này cũng khá đơn giản mọi người chỉ cần thay thông tin ở đoạn code dưới đây, đoạn trên là meta data của facebook, đoạn dưới của twitter, sau đó chèn sau thẻ <head> như bình thường.

<!– Open Graph data –>

<head prefix=”og: http://ogp.me/ns# fb: http://ogp.me/ns/fb# article: http://ogp.me/ns/article#”>

<meta property=”og:title” content=”Your Title Here” /> <meta property=”og:type” content=”article” /> <meta property=”og:url” content=”https://example.com/” /> <meta property=”og:image”

content=”https://example.com/image.jpg” /> <meta property=”og:description” content=”Your Description Here” /> <meta property=”og:site_name” content=”Your Site Name, i.e. Moz” /> <meta property=”fb:app_id” content=”Your FB_APP_ID” />

<!– Twitter Card data –>

<meta name=”twitter:card” content=”summary”>

<meta name=”twitter:site” content=”Your @publisher_handle”>

<meta name=”twitter:title” content=”Your Page Title”>

<meta name=”twitter:description” content=”Your Page description less than 200 characters”>

<meta name=”twitter:creator” content=”Your @author_handle”> <!– Twitter Summary card images must be at least 120x120px –> <meta name=”twitter:image”

content=”https://example.com/image.jpg”>

– Sử dụng Targeting Multiple Languages

+ Khai báo thuộc tính ngôn ngữ trong HTML đầu

Ngay ở đầu tiên của đoạn code mọi người chỉ cần khai báo ngôn ngữ là được.

<html lang=”vi”>

+ Cấu trúc URL, domain dành riêng cho ngôn ngữ

Mọi người có thể sử dụng theo 3 thể loại, domain.vn hoặc đường dẫn riêng như ví dụ thứ 2 dưới đây, hoặc subdomain dành riêng cho ngôn ngữ.

Ví dụ:

  • abc.vn
  • abc.com/vi-vn
  • vi.acb.com

+ Thêm thẻ rel=”alternate” hreflang=”x”

Mọi người chỉ cần thay đổi hreflang và url ở dưới đây phù hợp với ngôn ngữ mọi người muốn và thêm vào sau <head> là ổn (ngoài ra phần này cũng có thể sử dụng trong site map)

<link rel=”alternate” hreflang=”vi” href=” http://example.com/vi” />

– Các kĩ thuật tối ưu onpage & onsite khác.

  • Heading: h1, h2, h3,…h6
  • Https: Mua thêm chứng chỉ ssl
  • Meta keywords
  • Meta geo – tag: Có thể tạo tại đây: http://www.geo-tag.de/generator/en.html
  • Dublin Core Title Tag: có thể tạo tại đây: http://www.geo-tag.de/generator/en.html
  • Chuyển hướng 301
  • Trang 404
  • Sitemap
  • Robots.txt
  • Htaccess
  • Tối ưu hình ảnh (alt ảnh, chú thích dưới ảnh, tên file ảnh, kích thước hình ảnh…)
  • Tóm tắt bài viết (Hightline content)
    …..

Liên kết nội bộ

Điều đáng mừng của website thương mại điện từ là các liên kết nội bộ được thực hiện tự động mà Google vẫn có thể chấp nhận, giảm bớt rất nhiều chi phí và nhân sự cho hệ thống.

Tuy nhiên vẫn cần xây dựng liên kết nội bộ cho người dùng và cho mục đích SEO các từ khoá mà đã định sẵn không chỉ từ khoá sản phẩm mà còn từ khoá địa phương, thông tin, hỏi đáp, từ khóa chung chung.

Ví dụ về link nội bộ tự động

Chiến lược với link nội bộ nghe có vẻ to tát nhưng kỳ thực nó khá đơn giản, ban đầu mọi người chỉ cần phân cấp các dạng link của mình

  • Link chính: Link chính là link danh mục, link SEO từ khóa chung chung, từ khóa khó ( cố gắng sử dụng kĩ thuật rút gọn text có một bài tổng quan 2000 word trở lên)
  • Link phụ: Link sản phẩm, link seo từ khoá địa phương (1000 -1500 word)
  • Bài viết: Link bài viết với từ khoá hỏi đáp, từ khoá thông tin, từ khoá thương hiệu dành trong mục tin tức với bài viết khoảng 800 -1000 word

Mô hình trỏ link:

Trỏ về domain: Tất cả các link để dạng URL (dạng dofollow)

Trỏ về link chính gồm: Link phụ và bài viết – để các dạng Title , Anchor Text, Hình Ảnh, URL (đa dạng loại link tuy nhiên nên để anchor text và title nhiều hơn) (dạng dofollow)

Trỏ về link phụ gồm: Các bài viết và link chính – để dạng Title , Anchor Text, Hình Ảnh, URL (đa dạng loại link tuy nhiên nên để anchor text và title nhiều hơn) – link chính trỏ về link phụ dạng nofollow

Trỏ link về bài viết gồm: Link chính và link phụ – để các dạng Title , Anchor Text, Hình Ảnh, URL (đa dạng loại link tuy nhiên nên để anchor text và title nhiều hơn), link chính và link phụ trỏ về bài viết dạng nofollow

Mô hình link nội bộ

Xây dựng liên kết

Để xây dựng liên kết cho một website thương mại điện tử không phải điều đơn giản mọi người thường gặp khó khăn trong vấn đề chọn link SEO và SEO những link ấy từ liên kết dạng gì để giảm thiểu chi phí đầu tư.

Mô hình xây dựng link cho website thương mại điện tử

Như ở trên mình đã đề cập tới việc phân chia link chính và link phụ, link bài viết, với sơ đồ trên mình sẽ có các nguồn trỏ link về các loại link đó.

– Link chính gồm những backlink từ:

  • Hệ thống các trang, fanpage fb, pinterest, twitter, web 2.0, social bookmark, social network…
  • Hệ thống vệ tinh PBN, Guest blog
  • Link 301, brockend link (link gãy)
  • Forum, Liên kết từ báo

– Link phụ gồm những backlink từ

  • Hệ thống các trang G+, fanpage fb, pinterest, twitter, web 2.0, social bookmark, social network…
  • Hệ thống vệ tinh PBN, Guest blog
  • Forum, Liên kết từ báo

– Link bài viết gồm những backlink từ

  • Hệ thống các trang G+, fanpage fb, pinterest, twitter, web 2.0, social bookmark, social network…
  • Hệ thống vệ tinh PBN, Guest blog
  • Forum, Liên kết từ báo

Để biết thêm về PBN, hay chiến lược link 301, mọi người có thể tìm hiểu về đào tạo seo link nâng cao bên VietMoz hoặc đọc bài Kỹ thuật SEO thời bão, khi forum chết hết để học cách xây và nuôi PBN.

Vấn đề thường gặp

– Vấn đề: Quá nhiều trang

Một trang thương mại điện tử mặc nhiên sẽ có hàng ngàn sản phẩm và hàng ngàn page, điều đó có thể được coi là cơn ác mộng đối với nhân viên SEO của mọi người nếu số lượng nhân viên ít. Và cũng khả năng mọi người cũng sẽ gặp rắc rối với các vấn đề về trùng lặp nội dung.

+ Tại sao điều đó xảy ra

Chỉ đơn giản là đã là trang thương mại điện tử phải có rất nhiều sản phẩm để bán. Bởi vì mọi khách hàng đều có một nhu cầu riêng, khác nhau và website thương mại điện tử sinh ra các trang khác nhau để đáp ứng nhu cầu đó.

Dễ hiểu hơn đôi khi trong cùng một sản phẩm khách hàng có mong muốn khác nhau (ví dụ một chiếc váy nhưng có nhiều màu và nhiều size khác nhau) và đương nhiên nó sẽ phải có URL riêng của nó, gộp tất cả các trang riêng như vậy vào thì đúng là ác mộng thật ạ.

+ Cách fix nó

Đầu tiên, xác định các trang để xóa hoặc noindex mà không ảnh hưởng đến chuyển đổi hoặc đúng hơn là doanh thu của trang.

Theo kinh nghiệm của mình khi làm cho các site thương mại điện tử thì 80% số chuyển đổi của một trang web thương mại điện tử chỉ đến từ 20% sản phẩm của nó và 60% sản phẩm còn lại không tạo ra bất kỳ chuyển đổi so với năm trước đó.

Thay vì cải thiện các trang này, mọi người có nên đơn giản là xóa chúng, noindexing, canonical hoặc kết hợp chúng lại với nhau thành một “siêu trang”.

– Vấn đề: Nội dung trùng lặp

Nội dung trùng lặp là một trong những vấn đề khi SEO các website thương mại phổ biến nhất. Và nó khiến website của mọi người không ngóc đầu dậy nổi bởi thuật toán Panda.

+ Tại sao điều đó xảy ra

Có rất nhiều lý do mà nội dung trùng lặp xảy ra trên các trang web thương mại điện tử. Tuy nhiên ở đây em sẽ đề cập tới 4 lý do phổ biến nhất.

Thứ nhất: Các phiên bản trên bộ lọc của sản phẩm đều chung một đường dẫn (điều này cũng có thể xảy ra nếu thay đổi màu sắc kích cỡ sản phẩm và vẫn cùng 1 URL)

Thứ 2: Mọi người có một đoạn nội dung đã được soạn sẵn và luôn xuất hiện ở các trang khác nhau.

Tất nhiên nó không có vấn đề gì khi chỉ xuất hiện không quá 2 trang hoặc nó khá ngắn, ví dụ như phần call to action viết địa chỉ liên hệ đặt hàng chẳng hạn.

Thứ 3: Sao chép đoạn mô tả hoàn toàn trên các sản phẩm cùng loại.

Thứ 4: Sử dụng link phân phối sản phẩm, mỗi tài khoản thành viên sinh ra một link mới giống hoàn toàn với nội dung gốc.

+ Cách fix nó

Noindex: lựa chọn đầu tiên của mọi người có lẽ là nên noindex các trang không mang lại truy cập từ tìm kiếm tự nhiên nhưng gặp phải vấn đề trùng lặp. (xử lý vấn đề 1 và vấn đề thứ 3)

Ví dụ: nếu bộ lọc trên danh mục của mọi người tạo ra các URL duy nhất, mọi người có thể ngăn lập chỉ mục các URL đó và vấn đề được giải quyết.

Sử dụng Canonical: Chỉ cần sử dụng canonical để nói với Google các trang nhất định là bản sao chính xác hoặc thay đổi nhỏ của cùng một trang. Khi bot nhìn thấy thẻ canonical thì đương nhiên nó sẽ hiểu trang này sẽ có nhiều trang tương tự không quan trọng. (xử lý vấn đề 1 và 4)

Xử lý trùng lặp với thẻ Canonical

(Canonical không chỉ giải quyết các vấn đề về trùng lặp nội dung, nó còn giúp làm backlinks của mọi người có giá trị hơn. Bởi vì các liên kết trỏ đến các URL khác nhau chuyển sức mạnh đến một URL duy nhất, điều đó làm cho liên kết thêm chất lượng hơn).

Để xử lý vấn đề thứ 2 mọi người có thể chuyển hoá đoạn nội dung đó thành hình ảnh hoặc video giúp nó có thể xuất hiện ở nhiều nơi mà vẫn không ảnh hướng đến nội dung của mọi người.

– Vấn đề: Nội dung mỏng

Nội dung mỏng hay còn gọi là nội dung nghèo nàn là vấn đề thường xuyên gặp phải đối với các trang web thương mại điện tử. Ngay sau khi mọi người xử lý các trang bị trùng lặp nội dung thì sẽ gặp phải tình trạng nội dung còn lại quá mỏng.

Nội dung nghèo nàn khiến các trang thương mại điện tử mất một số lượng lớn traffic điển hình là Ebay mất 33% traffic từ tìm kiếm tự nhiên khi bị Panda chém.

Trên góc nhìn của mình khuyên mọi người nên cố gắng tạo một nội dung đủ dài hữu ích cho người dùng, sẽ tạo cho mọi người lợi thế trong SEO.

+ Tại sao điều đó xảy ra

Lý do chính mà các trang web thương mại điện tử bị nội dung mỏng hay nghèo nàn là do nó khó có thể viết rất nhiều nội dung độc đáo về các sản phẩm tương tự.

Không định hình được bố cục bài viết nên viết những gì.

+ Cách fix nó

Đầu tiên, mọi người cần phải xác định được các trang trên trang web của mọi người có nội dung mỏng hay nghèo nàn.

Mọi người có thể sử dụng các công cụ khác nhau để kiểm toán nội dung mỏng, em khuyên nên sử dung công cụ: raventools.com để tìm nội dung mỏng, thằng này nó nhận định nội dung dưới 250 word là nội dung mỏng.

Khi đã phát hiện được nội dung mỏng mọi người sẽ dễ dàng cập nhật nội dung cho trang đó. Dưới đây là một ví dụ mẫu cho một trang mô tả sản phẩm:

Bước 1: 100 – 200 Word cho giới thiệu những gì sản phẩm làm được và những gì người dùng cần cơ bản

Bước 2: List những tính năng

Bước 3: Mô tả kỹ càng hơn về sản phẩm (sử dụng khi nào, giải thưởng, lợi ích khi sử dụng, hình ảnh của sản phẩm, câu hỏi thường gặp, …)

– Vấn đề: Tốc độ trang web

Tốc độ trang web là một trong số ít các tín hiệu mà Google đã công khai tuyên bố sử dụng như một phần của thuật toán xếp hạng. Nhưng tốc độ trang web không chỉ quan trọng đối với SEO mà còn tác động đến tỷ lệ chuyển đổi của mọi người

Nghiên cứu của Google cho thấy rằng thời gian tải chậm có thể làm tỉ lệ chuyển đổi của mọi người giảm xuống 29,8% .

+ Tại sao điều đó xảy ra

Dưới đây là ba lý do phổ biến nhất mà các trang thương mại điện tử trang web tải chậm:

  • Nền tảng website cồng kềnh thường được viết bằng ASP,NET không sử dụng các CMS như WP
  • Hình ảnh quá nặng ( mặc dù hình ảnh đẹp để mua hàng nhưng nó khiến website nặng nề )
  • Host hoặc Server quá chậm

+ Cách fix nó

  • Nâng cấp hosting hoặc server
  • Đầu tư một CDN (Content delivery network) có thể dùng (BootstrapCDN hoặc akamai.com)
  • Tối ưu hoá hình ảnh

Viết đến đây gần như đã phân tích xong các vấn đề, nếu anh em có bổ sung gì thêm từ góc nhìn của mọi người thì đừng ngại để lại bình luận bên dưới nhé. Mình sẽ nghiên cứu và cập nhật thêm để bài viết được hoàn chỉnh. Chúc bạn thực hiện thành công.

Nguồn: Tham khảo từ anh Nguyễn Tiến Anh

Write A Comment