Screaming Frog là một công cụ gần như không thể thiếu trong SEO và bài viết này, Hoài Đoàn SEO sẽ cung cấp đầy đủ các hướng dẫn về công cụ này, bao gồm:
- Giới thiệu tổng quan về Screaming Frog
- Cách tải và cài đặt
- Tùy chọn cấu hình
- Cách sử dụng Screaming Frog chi tiết cho người mới
- …
Nào, hãy cùng bắt đầu ngay bây giờ thôi!
Screaming Frog là gì?
Screaming Frog Seo Spider là một ứng dụng có thể tải vài cài đặt trên máy tính chạy các hệ điều hành Windows, Mac, Linux…
Chức năng của công cụ này là thu thập các thông tin như hình ảnh, liên kết, CSS… giúp người làm SEO có cái nhìn tổng quan về hoạt động thu thập thông tin của một con bot. Từ đó, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá và tối ưu website diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả và đầy đủ hơn.
Phí sử dụng Screaming Frog là bao nhiêu?
Hiện tại, chi phí sử dụng Screaming Frog SEO Spider là £149.00/năm (tương đương gần 4.000.000 VNĐ/năm). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ SEO này miễn phí, tuy nhiên với bản này thì bạn chỉ được quét tối đa 500 URL.
Ngoài ra, bản miễn phí cũng sẽ bị giới hạn một số tính năng khác nữa so với bản có phí.
Cụ thể:
Screaming Frog có phí
Hỗ trợ rất nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao:
- Lập kế hoạch
- Thu thập thông tin cấu hình
- Lưu thu thập thông tin và tải tệp lên lại
- Kết xuất JavaScript
- Tùy chỉnh Robot.txt
- Thu thập và xác thực AMP
- Dữ liệu có cấu trúc và xác nhận
- Tìm kiếm mã nguồn tùy chỉnh
- Tích hợp Google Analytics
- Tích hợp bảng điều khiển tìm kiếm
- Tích hợp thông tin chi tiết của PageSpeed
- Liên kết số liệu tích hợp
- Không giới hạn số lượng URL quét
- …
Scream Frog miễn phí
Với phiên bản này, bạn sẽ có các tính năng sau:
- Quét tối đa 500 URL
- Phát hiện các liên kết hỏng, liên kết lỗi hoặc chuyển hướng
- Phân tích tiêu đề trang và các thẻ meta
- Kiểm tra meta robot và chỉ mục
- Kiểm toán thuộc tính hreflang
- Kiểm tra các nội dung trùng lặp
- Tạo sơ đồ trang web XML
Cách tải và cài đặt Screaming Frog
Tải Screaming Frog
Để tải Screaming Frog về máy tính của mình, bạn cần truy cập vào đường dẫn sau đây: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/
Sau đó, hãy nhấn vào Download rồi chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng. Hiện tại, Screaming Frog đang hỗ trên 3 hệ điều hành chính là Windows, MacOS và Ubuntu.
Cách cài đặt Screaming Frog
Cài đặt trên Windows
Nhấp đúp chuột vào tệp vừa tải xuống, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị như sau:
Tiếp tục nhấn Yes
Chọn vào Default nếu bạn muốn cài đặt Screaming Frog vào ổ C, nếu muốn ở một vị trí khác hãy chọn vào Custom rồi chọn nơi lưu trữ. Sau đó hãy nhấn vào Install để tiến hành cài đặt phần mềm.
Khi đã cài đặt xong, màn hình sẽ hiển thị như bên dưới, hãy nhấn vào “Close” để hoàn tất.
Cài đặt trên MacOS
Nhấp đúp chuột vào tệp vừa tải xuống, bạn sẽ thấy màn hình sau:
Nhấp vào biểu tượng Screaming Frog SEO Spider ở bên trái và kéo nó vào thư mục Applications ở bên phải.
Sau đó, nhấn X để đóng cửa sổ và đi tới Finder, tại Devices, bạn tìm Screaming Frog SEO Spider rồi nhấn vào biểu tượng đẩy ra bên cạnh nó.
Hướng dẫn tổng quan về Screaming Frog
Đăng nhập tài khoản sử dụng có phí
Nhấn vào Licence trên thanh Menu, sau đó nhập tên người dùng và mật khẩu vào các ô tương ứng. Sau đó nhấn vào OK.
Thiết lập bộ nhớ và lưu trữ
Nếu sử dụng bản miễn phí, bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên nếu đang sử dụng phiên bản trả phí, tôi khuyên bạn nên thiết lập điều này ngay từ đầu.
Nếu thiết bị của bạn có ổ SSD, hãy chuyển sang chế độ lưu trữ cơ sở dữ liệu. Nhấn vào Configuration > System > Storage Mode và chọn Database Storage Mode.
Chế độ lưu trữ cơ sở dữ liệu sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, mà điển hình nhất là tăng hiệu suất trong quá trình thu thập thông tin, tự động lưu trữ dữ liệu thu thập được và cho phép bạn truy cập các dữ liệu cũ đã được thu thập nhanh hơn.
Trong trường hợp không có ổ SSD, hãy chuyển sang chế độ lưu trữ RAM. Bạn vẫn có thể lưu thu thập thông tin và thu thập thông tin nhiều URL.
Bắt đầu thu thập thông tin
Screaming Frog SEO Spider có 2 chế độ thu thập thông tin là sử dụng URL của trang web hoặc tải lên tệp gồm danh sách các URL cần thu thập thông tin.
Để thu thập thông tin bằng URL trang web, hãy nhập địa chỉ trang web vào Enter URL to spider, sau đó nhấn vào Start.
Thao tác này sẽ thu thập và kiểm tra toàn bộ các URL mà công cụ có thể khám phá được thông qua các siêu liên kết trong HTML. Thời gian thu thập sẽ phụ thuộc vào số độ lớn của trang web đó,
Trong quá trình thu thập, bạn có thể nhấn vào Pause để tạm dừng và tiếp tục lại bằng Resume bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu lại thông tin rồi sau đó tiếp tục thu thập tiếp.
Nếu bạn muốn thu thập thông tin bằng danh sách các URL, hãy chọn vào Mode -> List để tải danh sách các URL này lên tại mục Upload.
Thiết lập cấu hình
Về cơ bản, bạn không cần phải điều chỉnh cấu hình để thu thập thông tin trang web vì Screaming Frog SEO Spider được thiết lập mặc định theo như cách hoạt động tương tự của Google.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thiết lập một số tùy chỉnh để có được dữ liệu mong muốn bằng cách nhấn vào Configuration.
Nếu trang web của bạn dựa vào JavaScript để điền nội dung, bạn cũng có thể chuyển sang chế độ hiển thị JavaScript trong Configuration > Spider > Rendering.
Điều này có nghĩa là JavaScript được thực thi và SEO Spider sẽ thu thập thông tin nội dung và liên kết trong HTML được hiển thị.
Trong trường hợp sau bạn muốn đưa Screaming Frog về cấu hình mặc định ban đầu, hãy chọn File -> Configuration > Clear Default Configuration.
Xem dữ liệu thu thập thông tin
Sau khi quá trình thu thập thông tin hoàn tất, bạn có thể bắt đầu xem dữ liệu vừa được thu thập được từ trang web.
Bạn có thể cuộn lên, xuống, sang phải để xem tất cả các dữ liệu trong nhiều cột khác nhau. Các tab tập trung vào yếu tố khác nhau và mỗi tab đều có bộ lọc giúp chỉnh dữ liệu theo loại các vấn đề tiềm ẩn được phát hiện.
Ví dụ, tại tab Meta Description, bạn sử dụng bộ lọc Over 155 Characters để biết được trang nào đang có thể mô tả dài hơn 155 kí tự.
Kiểm tra dữ liệu vừa thu thập được
Tại tab Overview ở bên phải là bản tóm tắt dữ liệu thu thập thông tin có trong mỗi tab và bộ lọc của chúng. Tại đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tình hình trang web mà không cần phải nhấp vào vào từng tab và bộ lọc của chúng.
SEO Spider sẽ không đưa ra lời khuyên hay gợi ý để tối ưu trang web, nhưng nó sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quan. Từ đó đưa ra các quyết định cũng như tối ưu một cách hiệu quả hơn, khoa học hơn.
Xuất dữ liệu
Screaming Frog hỗ trợ người dùng xuất dữ liệu thành các trang tính từ các thông tin mà SEO Spider đã thu thập được. Để thực hiện hãy nhấn vào Export ở góc trên cùng bên trái để xuất dữ liệu, bạn có thể xuất dữ liệu toàn bộ từ các tab hoặc kết hợp với bộ lọc để xuất những gì bạn mong muốn.
Nếu muốn xuất dữ liệu của một URL bất kì, hãy nhấp chuột phải vào URL đó, sau đó nhấn vào Export rồi chọn dữ liệu bạn muốn xuất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất hàng loạt bằng tính năng Bulk Export. Screaming Frog SEO Spider hỗ trợ bạn xuất dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau như CSV, Excel 97-2004 Workbook, Excel Workbook và Google Sheets.
Lưu và mở dữ liệu
Nếu sử dụng bản có phí, bạn có thể lưu và mở file thu thập thông tin. Trong đế độ lưu trữ bộ nhớ mặc định, bạn có thể lưu thông tin bất cứ lúc nào (khi bị tạm dừng hoặc hoàn tất) và mở lại bằng cách chọn vào File -> Save hoặc File -> Open.
Trong chế độ lưu trữ cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin được tự động lưu và được cam kết trong cơ sở dữ liệu của quá trình thu thập thông tin. Để mở thu thập thông tin, hãy nhấp vào “File -> Crawls”.
Cửa sổ Crawls hiển thị tổng quan về các bản thu thập thông tin đã được lưu trữ tự động. Tại đây, bạn có thể mở, đổi tên, sao chép, xuất hoặc xóa chúng một cách dễ dàng.
Lập lịch trình
Bạn có thể tùy chỉnh lịch trình quét tự động cho Screaming Frog một lần duy nhất hoặc vào các khoảng thời gian mong muốn.
Để sử dụng tính năng này hãy vào: File -> Scheduling. Tại đây, bạn có thể chọn trước chế độ quét, cấu hình, cũng như các API để lấy bất kỳ dữ liệu nào cho quá trình thu thập thông tin theo lịch trình.
Không những vậy, bạn còn có thể tự động lưu, xuất các dữ liệu đã thu thập được.
Giới thiệu về các tab của Screaming Frog
Các Tab ở cửa sổ trên
- Internal: Tại tab Internal, bạn có thể quan sát được toàn bộ các dữ liệu được trích xuất hết các tab khác, ngoại trừ các tab dữ liệu bên ngoài, hreflang và dữ liệu có cấu trúc. Điều này có nghĩa là tất cả các dữ liệu có thể được xem toàn diện và được xuất cùng nhau để phân tích thêm.
- External: Bao gồm các dữ liệu về các URL bên ngoài.
- SecurityTab Security: Hiển thị dữ liệu liên quan đến bảo mật cho URL nội bộ trong quá trình thu thập thông tin.
- Response Codes: Hiển thị trạng thái HTTP và mã trạng thái từ các URL bên trong và bên ngoài trong quá trình thu thập thông tin.
- URL: Hiển thị dữ liệu liên quan đến các URL được phát hiện trong một lần thu thập thông tin.
- Page titles: Gồm dữ liệu liên quan đến các yếu tố tiêu đề trang của URL nội bộ trong thu thập thông tin.
- Meta Description: Gồm dữ liệu liên quan đến meta description của các URL nội bộ trong thu thập thông tin.
- Meta Keywords: Gồm dữ liệu liên quan đến từ khóa meta
- H1: Hiển thị dữ liệu liên quan đến tiêu đề <h1> của một trang.
- H2: Hiển thị dữ liệu liên quan đến tiêu đề <h2> của một trang.
- Content: Hiển thị dữ liệu liên quan đến nội dung của các URL HTML nội bộ được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin, bao gồm chi tiết về số lượng từ, nội dung trùng lặp và gần trùng lặp cũng như lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Images: Hiển thị dữ liệu liên quan đến bất kỳ hình ảnh nào được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin. Điều này bao gồm cả hình ảnh bên trong và bên ngoài, được phát hiện bởi thẻ <img src = hoặc thẻ <a href =.
- Canonicals: Hiển thị các phần tử liên kết chính tắc và tiêu chuẩn HTTP được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin.
- Pagination: Bao gồm thông tin về các phần tử liên kết HTML rel = ”next” và rel = ”prev” được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin, được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa các URL thành phần trong một chuỗi phân trang.
- Directives: Hiển thị dữ liệu liên quan đến thẻ meta robot và Thẻ X-robot trong Tiêu đề HTTP. Các lệnh robot này có thể kiểm soát cách nội dung và URL của bạn được hiển thị trong các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.
- hreflang: Bao gồm chi tiết về các chú thích hreflang được SEO Spider thu thập thông tin, được phân phối bởi phần tử liên kết HTML, Tiêu đề HTTP hoặc Sơ đồ trang web XML.
- AJAX: Đề cập cụ thể đến lược đồ thu thập thông tin Google AJAX hiện không được dùng nữa .
- AMP: Bao gồm các Trang trên thiết bị di động được tăng tốc (AMP) được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin. Chúng được xác định thông qua Thẻ AMP HTML và liên kết rel = ”amphtml”.
- Structured data: Chi tiết về dữ liệu có cấu trúc và các vấn đề xác thực được phát hiện từ quá trình thu thập thông tin.
- Sitemaps: Hiển thị tất cả các URL được phát hiện trong một lần thu thập thông tin, sau đó có thể được lọc để hiển thị thông tin bổ sung liên quan đến Sitemap XML.
- PageSpeed: Bao gồm dữ liệu từ Thông tin chi tiết về tốc độ trang sử dụng Lighthouse để kiểm tra tốc độ và có thể tra cứu dữ liệu trong thế giới thực từ Báo cáo trải nghiệm người dùng Chrome
- Custom search: Cho phép bạn tìm kiếm mã nguồn của các trang HTML và có thể được định cấu hình bằng cách nhấp vào Config > Custom > Search
- Custom extraction: Cho phép bạn trích xuất bất kỳ dữ liệu nào từ HTML của các trang trong quá trình thu thập thông tin và có thể được định cấu hình trong Config > Custom > Extraction
- Analytics: Bao gồm dữ liệu từ Google Analytics khi SEO Spider được tích hợp với Google Analytics trong Configuration > API Access > Google Analytics
- Search Console: Bao gồm dữ liệu từ Google Search Analytics khi SEO Spider được tích hợp với Google Search Console trong Configuration > API Access > Google Search Console.
- Link Metrics: Bao gồm dữ liệu từ Majestic , Ahrefs và Moz khi SEO Spider được tích hợp với các API của họ.
Các tab ở cửa sổ dưới
Các tab phía dưới sẽ bao gồm có: URL details, Inlinks, Outlinks, Image details, Duplicate Details, Resources, SERP snippet, Rendered page, View Source, HTTP Headers, Cookies, Structured Data Details…
Chức năng của các tab này là hiển thị thông tin chi tiết về một khía cạnh nào đó của một URL đã được chọn ở phía trên.
Các tab ở cửa sổ bên phải
- Overview: cung cấp một bản tóm tắt dữ liệu URL và tổng số của mỗi tab và bộ lọc, giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về dữ liệu vừa thu thập được.
- Site Structure: trực quan hóa kiến trúc trang web và xác định nơi có vấn đề trong nháy mắt, chẳng hạn như khả năng lập chỉ mục của các đường dẫn khác nhau.
- Response Times: phản hồi cập nhật theo thời gian thực để cung cấp chế độ xem cấp cao nhất về thời gian phản hồi của URL trong quá trình thu thập thông tin.
- API: Xem tiến trình thu thập dữ liệu từ tất cả các API cùng với số lỗi riêng lẻ. Các API có thể được kết nối với từ biểu tượng ‘Cog’ trên tab này. Các API cũng có thể được kết nối với thông qua Config > API Access và chọn tích hợp API.
Cách sử dụng các tính năng của Screaming Frog
Vừa rồi là phần thông tin hướng dẫn tổng quan về cách sử dụng Screaming Frog SEO Spider cơ bản. Tiếp theo đây, hãy cùng đến với những tính năng hữu ích của Screaming Frog và cách sử dụng chúng.
Tìm kiếm Broken Links
Để kiểm tra broken links, bạn hãy nhấn vào tab Response Codes rồi sử dụng bộ lọc Client Error (4XX).
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tab Overview ở góc bên phải bằng cách chọn vào Client Error (4XX) tại Response Codes. Cả 2 cách này đều sẽ cho hiển thị một kết quả như nhau.
Tuy nhiên, với cách sau, bạn có thể nhìn thấy số lượng liên kết lỗi 4XX đang tồn tại trên trang web. Ví dụ như trên, bạn có thể thấy đang xuất hiện 1 liên kết lỗi 4XX và nó chiếm 0,1% trong tổng số các liên kết vừa thu thập được.
Tất nhiên, sau khi đã biết được liên kết hỏng, bạn sẽ muốn biết các URL nào trên trang web đang liên kết đến nó để khắc xử lý. Để thực hiện việc này, chỉ cần nhấp vào một URL trong phần kết quả, sau đó vào Inlinks ở thanh Menu phía dưới.
Tại đây, bạn sẽ biết được các URL nào đang liên kết đến broken links này. Cụ thể, tại cột “From” tức là URL đang liên kết đến broken links, còn “To” chính là broken links đó.
Để xuất danh sách broken links, bạn chọn vào tab Bull Export -> Response Codes -> Client Error (4XX) links. Sau đó, đặt tên cho file và vị trí lưu trữ file rồi nhấn vào Save.
Nếu bạn đang có một danh sách các URL và bạn muốn kiểm tra trong này có xuất hiện liên kết hỏng này không thì hãy chọn vào Mode -> List.
Lúc này, Screaming Frog SEO Spider sẽ chuyển sang giao diện như hình bên dưới, bạn hãy nhấn vào Upload. Tại đây, bạn có thể tải file có chứa danh sách URL, hoặc dán các URL cần kiểm tra vào đây hoặc tải lên từ sitemap.
Kiểm tra chuyển hướng URL
Tương tự, bạn cũng sẽ có 2 cách để thực hiện việc này là sử dụng tab Response Code rồi chọn vào bộ lọc Redirection (3XX) hoặc kiểm tra tại tab Overview ở bên phải màn hình.
Tại cột Redirect URL sẽ hiển thị đích đến của các URL được chuyển hướng.
Để biết được nguồn của các liên kết chuyển hướng, hãy nhấn vào một URL trong trang kết quả. Sau đó, hãy nhấn vào Inlinks ở thanh Menu phía dưới, bạn sẽ biết được URL nào đã được chuyển hướng về URL nào.
Bạn thể xuất cả URL chuyển hướng hướng và URL đích bằng cách nhấn vào Bulk Export -> Response Codes -> Redirection (3XX) Inlinks.
Để kiểm tra chuyển hướng của một danh sách URL, bạn chọn vào Mode -> List. Sau đó chọn Upload, rồi tải danh sách URL lên.
Kiểm tra cấu trúc URL
URL luôn có vai trò nhất định với thứ hạng trong kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Để kiểm tra cấu trúc URL của trang web, hãy chọn vào tab URL, tại đây bạn cần quan tâm một số nội dung chính:
- Address: URL được thu thập thông tin
- Content: Loại nội dung của URL
- Status Code: Mã phản hồi HTTP
- Status: Phản hồi tiêu đề HTTP
- Indexability: URL có thể lập chỉ mục được hay không
- Indexability Status: Lý do tại sao URL không được lập chỉ mục
- Length: Số ký tự của URL
Page Titles – Kiểm tra tiêu đề của các trang trên website
Tại tab này, Screaming Frog SEO Spider sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về tiêu đề của toàn bộ các trang trên website. Cụ thể:
- Address: URL được thu thập thông tin
- Occurrences: Số tiêu đề trang được tìm thấy
- Title 1: Nội dung của tiêu đề
- Title 1 length: Số ký tự của tiêu đề
- Indexability: URL có thể lập chỉ mục được hay không
- Indexability Status: Lý do tại sao URL không được lập chỉ mục
Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng bộ lọc để lọc thêm một số thông minh mong muốn:
- Missing: Không có tiêu đề
- Duplicate: Trang bị trùng lặp tiêu đề
- Over 60 characters: Tiêu đề dài hơn 60 ký tự
- Below 30 characters: Tiêu đề ngắn hơn 30 ký tự
- Over 555 Pixels: Tiêu đề hiển thị dài hơn 555 pixel
- Below 200 Pixels: Tiêu đề hiển thị ngắn hơn 200 pixel
- Multiple: Trang có nhiều hơn 1 title
- Same As H1: Trang có tiêu đề tương tự thẻ Heading 1
Meta Description – Kiểm tra thẻ mô tả
Chuyển đến tab Meta Description và sử dụng bộ lọc để kiểm tra được các vấn đề của thẻ mô tả cho các trang trên website:
- Missing: Trang đang thiếu Meta Description
- Duplicate: Trùng lặp Meta Description
- Over 155 Character: Meta Description vượt quá 155 ký tự
- Below 70 Character: Meta Description dưới 70 ký tự
- Over 1005 Pixels: Chiều rộng hiển thị lớn
- Below 400 Pixels: Chiều rộng hiển thị nhỏ
- Multiple: Những trang đang có nhiều hơn 1 Meta Description
Kiểm tra các thẻ Heading H1, H2
Screaming Frog SEO Spider cũng sẽ giúp bạn kiểm tra toàn bộ các thẻ Heading H1, H2 trên toàn bộ trang web. Để kiểm tra, hãy duy chuyển đến các tab H1 sau đó sử dụng bộ lọc để tìm kiếm:
- Missing: Các trang đang bị thiếu H1
- Duplicate: Các trang đang bị trùng lặp H1
- Over 70 Characters: Thẻ heading có độ dài vượt quá 70 ký tự
- Multiple: Các trang có nhiều hơn 1 H1
Tương tự, bạn cũng có thể làm như vậy khi di chuyển đến tab H2.
Images – Kiểm tra mức độ tối ưu hình ảnh
Hình ảnh luôn là một trong những yếu tố có tác động lớn nhất đến tốc độ tải trang. Vì vậy, để đảm bảo thời gian tải nhanh và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, việc tối ưu hóa là cực kỳ quan trọng.
Tại tab Images, bạn có thể kiểm tra được các vấn đề của hình ảnh như:
- Over 100KB: Hình ảnh có kích thước trên 100Kn
- Miss ALT Text: Hình ảnh có thuộc tính ALT nhưng thiếu văn bản thay thế
- Miss ALT Attribute: Hình ảnh thiếu thuộc tính thay thế
- ALT Text Over 100 Characters: Hình ảnh có văn bản thay thế dài hơn 100 ký tự
Kiểm tra Content trên website
Sản xuất và cung cấp những nội dung chất lượng đến người dùng là xu hướng của hầu hết các website hiện nay. Và đó cũng chính là điều mà Google mong muốn.
Vì vậy, để có thứ hạng cao, bạn cần phải loại bỏ những nội dung chưa đủ chất lượng trên trang. Sử dụng tab Content để kiểm tra chất lượng nội dung.
Cột Word Count cho biết số từ của bài viết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thế kết hợp với bộ lọc để tìm các nội dung trùng lặp hoặc gần trùng lặp trên website.
Kiểm tra thời gian phản hồi của từng trang
Một tính năng mà tôi thấy rất hay trên Screaming Frog SEO Spider là giúp người dùng có thể xem xét được thời gian phản hồi của từng trang trên website. Như bạn thấy đấy, trải nghiệm người dùng đang ngày càng được Google đề cao và thời gian phản hồi chính là một trong số đó.
Tại tab Internal, bạn hãy kéo tìm cột Response Time. Tại đây sẽ cho bạn biết rằng thời gian phản hồi của từng trang.
Tạo báo cáo nội dung không an toàn
Tính năng giúp bạn có thể đánh giá được mức độ an toàn và bảo mật của website trước tin tặc và những kẻ săn mồi.
Để sử dụng, hãy nhấn vào Reports -> Insecure Content. Lúc này, Screaming Frog sẽ xuất cho bạn một báo cáo liệt kê toàn bộ hình ảnh, JavaScript, CSS và những phần tử không an toàn trên website.
Xem trước hiển thị trên công cụ tìm kiếm
Bạn cũng có thể biết được website của mình hiển thị như thế nào trên các công cụ tìm kiếm với thông qua tab SERP Snippet.
Đầu tiên, hãy chọn vào tab Internal. Sau đó nhấp chuột vào URL mà bạn muốn xem trước trong cột Address.
Tiếp đến hãy chọn vào tab SERP Snippet ở thanh menu phía dưới. Lúc này, Screaming Frog sẽ cho bạn biết nội dung này đang hiển thị như thế nào trên các trang kết quả tìm kiếm.
Kiểm tra Sitemap XML
Để thu thập thông tin về sơ đồ trang web XML, bạn cần phải thiết lập ở phần Configuration -> Spider -> XML Sitemaps. Sau đó, đánh dấu tích vào ô Crawl Linked XML Sitemaps.
Sau khi quá trình crawl kết thúc, bạn có thể phân tích Sitemap XML của website tại tab Sitemaps.
- Screaming Frog cung cấp một số bộ lọc giúp phân tích dễ dàng hơn như:
- URLs In Sitemap: URL nằm trong trang sitemap
- URLs Not In Sitemap: URL không nằm trong sitemap
- Orphan URLs: Trang mồ côi
- Non-Indexable URLs in Sitemap: URL không được lập chỉ mục trong sitemap
- URLS In Multiple Sitemaps: URL nằm trong nhiều sitemap
Một số tính năng hữu ích khác của Screaming Frog
Bên cạnh thu thập thông tin của các trang web để giúp chúng ta kiểm tra và đánh giá website, Screaming Frog SEO Spider còn cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích khác:
- Thu thập thông tin trên các trang web không được public
- So sánh và crawling nhiều trang web khác nhau trong nhiều cửa sổ
- Hỗ trợ thu thập thông tin cho các biểu mẫu web
- Crawl Analysis phân tích, thu thập thông tin giúp đánh giá mức độ liên kết
Lời kết
Hy vọng với những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu được Screaming Frog là gì cũng như làm quen và nắm được cách sử dụng Screaming Frog cơ bản.
Ngoài ra, tại Hoài Đoàn còn chia sẻ rất nhiều kiến thức tự học SEO hữu ích khác mà bạn có thể tham khảo thêm.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn tham khảo: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/user-guide/
SEO Mentor & Founder SEO Agency 3HDIGI
Phụ trách hoạt động SEO của các doanh nghiệp lớn ở cả 2 phía Client & Agency.
Kinh nghiệm đào tạo SEO tại TTTH – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM từ 2018