Làm thế nào để trở thành một SEO Expert? Đây có lẽ là một mục tiêu và là câu hỏi mà rất nhiều anh em trong giới làm SEO luôn thắc mắc.
Thực tế cho thấy rằng SEO không hề khó học khi nhiều người dù chưa biết gì vẫn có thể tự mày mò, tìm hiểu kiến thức và trở thành một người làm SEO chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia đích thực trong lĩnh vực này lại là điều không phải ai cũng làm được.
Tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu cung như đúc kết kinh nghiệm của bản thân sau gần chục năm gắn bó với nghề này. Qua đó, chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm để trở thành SEO Expert:
- Phương pháp học tập
- Các xu hướng SEO phải nắm bắt
- Tài nguyên phải đọc
- Và còn nhiều hơn thế nữa…
Tất nhiên, nếu chỉ đọc không mà trở thành một chuyên gia SEO là điều không tưởng. Bài viết này của Đoàn Mậu Hoài chỉ cung cấp một số hướng dẫn, phần còn lại sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng và nỗ lực từ bạn.
Còn bây giờ thì hãy bắt đầu thôi nhé!
Phần 1: Những nguyên tắc của một SEO Expert
SEO Expert là gì?
SEO Expert hay chuyên gia SEO là người có kiến thức sâu rộng về Search engine optimization và chịu trách nhiệm đưa website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Hay nói một cách khác, bạn cũng có thể hiểu rằng đơn giản rằng: “SEO Expert là người biết cách giúp cho website nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn từ các công cụ tìm kiếm. “
Làm thế nào để trở thành một SEO Expert?
Là một ngành công nghiệp vẫn còn mới mẻ và sơ khai nên không quá ngạc nhiên khi tại Việt Nam và cả trên thế giới hiện nay, gần như vẫn chưa có một trường đại học nào có chương trình đào tạo về nghề SEO.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể học hết cấp 3, rồi vào đại học với 4 năm để theo đuổi SEO giống như phần lớn các ngành nghề khác. Thay vào đó, đây là những cách phổ biến nhất mà mọi người trở thành một chuyên gia SEO:
- Tham gia các khóa học SEO trực tuyến
- Tự học SEO bằng cách tìm hiểu kiến thức trên mạng
- Áp dụng kiến thức đã học lên trang web riêng của họ
- Làm việc tại các công ty về dịch vụ SEO
- Nhận làm partime tại nhà,…
Các kỹ năng mà một chuyên gia SEO cần có
Có rất nhiều thứ cần phải triển khai hơn là tối ưu hóa các thẻ meta trên một trang web.
Thực tế, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SEO là những người thông thạo nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó bao gồm cả những kỹ năng SEO “cốt lõi” cho đến các kỹ năng tiếp thị khác như viết và thiết thế web hay sáng tạo nội dung,…
SEO expert cần học và nắm vững những kỹ năng sau:
- Hiểu rõ về cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm
- Nắm vững kiến thức về HTML, CSS, Javascript, và các ngôn ngữ lập trình khác
- Có khả năng phân tích và đánh giá website để tối ưu hóa SEO
- Sử dụng các công cụ SEO để phân tích từ khóa, lưu lượng truy cập, đối thủ cạnh tranh, v.v.
- Có khả năng viết nội dung chất lượng và thu hút người đọc
- Hiểu rõ về liên kết và quản lý liên kết để tối ưu hóa SEO
- Có khả năng xây dựng chiến lược SEO hiệu quả và theo dõi kết quả
- Sử dụng các công cụ phân tích web để đánh giá kết quả SEO
- Theo dõi các thay đổi trong thuật toán tìm kiếm và thị trường để điều chỉnh chiến lược
- Có kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc với các bộ phận khác trong công ty, khách hàng và đối tác.
Phần 2: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về SEO
Trong chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức mà bất kỳ một SEO Expert nào cũng cần phải biết. Từ những kiến thức nền tảng này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được các kỹ thuật nâng cao trong SEO.
Cách công cụ tìm kiếm hoạt động
Dù mục tiêu của bạn là trở thành một chuyên gia SEO hay chỉ đơn thuần là một người làm SEO đơn thuần, việc hiểu được cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm là một điều vô cùng cất thiết.
Đầu tiên, các công cụ tìm kiếm sẽ cho spider (nhện) để tìm các trang trên internet.
Sau đó, họ thu thập quét và thu thập dữ liệu được tìm thấy trên trang web.
Khi trang đã được thu thập thông tin, nó sẽ được thêm vào chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Đây là một tập hợp các trang được lưu trong bộ nhớ cache.
Nói cách khác, khi thực hiện tìm kiếm trên Google, bạn sẽ không nhận lại kết quả trực tiếp. Thay vào đó, Google sẽ hiển thị lại cho bạn các trang từ chỉ mục của họ. Một sự thật thú vị mà bạn nên biết là Google có hơn 130 nghìn tỷ trang trong chỉ mục của mình.
Khi có bất kỳ truy vấn nào, Google sẽ dò tìm trong danh sách chỉ mục và trả về những kết quả có phù hợp và có liên quan nhất.
Các trang web sẽ được dựa trên hàng trăm yếu tố trong thuật toán của họ.
Tài nguyên để tìm hiểu về công cụ tìm kiếm
Cách hoạt động của công cụ tìm kiếm – Đây là chia sẻ rất trực quan về cách các công cụ hoạt động tìm kiếm từ chính Google.
Google tìm kiếm hoạt động như thế nào? – Tác giả của video này là Matt Cutts (cựu trưởng bộ phận WebSpam tại Google) sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn chuyên sâu về cách tìm kiếm của Google.
Các yếu tố xếp hạng quan trọng trong công cụ tìm kiếm
Có hơn 200 yếu tố được Google sử dụng để xếp hạng các trang web. Bạn có thấy nhiều không, nhưng đừng lo lắng, không cần phải học tất cả!
Trên thực tế, trong hơn 200 yếu tố này hầu hết đều là những cách khác nhau để đo lường về 3 khía cạnh: mức độ liên quan, thẩm quyền và chất lượng.
- Mức đô liên quan: là sự phù hợp của một trang với một kết quả tìm kiếm bất kỳ nào đó.
Ví dụ: bạn tìm kiếm từ khóa về “chuyên gia SEO”, ngay lập tức Google sẽ quét chỉ mục của mình để tìm các trang đang nói về chủ đề này. Sau đó, họ sẽ trả về các kết quả có liên quan nhất về “chuyên gia SEO”.
Google thực sự rất giỏi ở vấn đề này. Chúng ta sẽ không bao giờ nhận được những kết quả không hề có sự liên quan nào tới chủ đề mình mong muốn.
- Quyền hạn: là mức độ tin cậy của Google đối với nội dung trên một trang. Và họ đo lường thẩm quyền chủ yếu dựa vào các liên kết (backlink).
Trang càng có nhiều liên kết trỏ về thì càng có nhiều quyền hạn trong mắt Google.
- Chất lượng: được tạo thành dựa trên nhiều yếu tố như thương hiệu và danh tiếng của trang, cấu trúc nội dung, mức độ tương tác của người dùng khi trên kết quả tìm kiếm và cả khi vào trang web.
Tài nguyên để tìm hiểu về các yếu tố xếp hạng
13 yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm – Chia sẻ 13 yếu tố xếp được được cho là quan trọng nhất hiện nay.
Bảng tuần hoàn về các yếu tố thành công trong SEO – Bài viết chia sẻ rất trực quan về các yếu tố giúp trang web có thứ hạng cao trong Google.
Google RankBrain: hướng dẫn chi tiết – Google đã nói rằng thuật toán dựa trên AI của họ và RankBrain là một trong 3 tín hiệu xếp hạng quan trọng nhất.
Hiểu biết cơ bản về HTML
Nếu hỏi bạn có cần trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp để giỏi SEO không? Câu là lời là không.
Nhưng bạn có cần hiểu biết cơ bản về HTML không? Thì chắc chắn là có.
Tại sao lại cần thiết?
Google không thu thập trang web theo cách của con người. Thay vào đó, họ nhìn thấy toàn bộ trang web thông qua các đoạn mã. Và tất nhiên, nếu không hiểu các đoạn mã đó, bạn sẽ không thể tối ưu hóa nó theo đúng cách được.
Thêm vào đó, khi gặp vấn đề về kỹ thuật SEO, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “lạc trôi”.
Nói chung lại, việc hiểu biết cơ bản về HTML có thể nói là bắt buộc nếu bạn muốn việc tối ưu hóa trang web dễ dàng hơn hơn rất nhiều.
Tài nguyên để học về HTML căn bản
Giới thiệu về HTML – Một khóa học HTML từ Codecademy sẽ giúp bạn nắm được những điều cơ bản
Series học HTML cơ bản – Bao gồm các bài viết, video cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ HTML
Phần 3: Bật mí 5 chìa khóa thành công trong SEO
Nếu bạn nghiêm túc theo đuổi mục tiêu trở thành một SEO Expert, chương này sẽ giới thiệu 5 “chìa khóa thành công” cần phải biết.
Các master key này là 5 chủ đề quan trọng nhất trong thế giới tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Càng hiểu rõ chúng, cơ hội thành công của bạn sẽ càng cao.
Tìm và chọn từ khóa
Nghiên cứu từ khóa nên là bước đầu tiên khi bạn bắt tay vào thực hiện bát kỳ chiến dịch SEO nào.
Chọn được từ khóa phù hợp, bạn sẽ thấy trang web của mình được hiển thị ở các vị trí cao cho các từ khóa với hàng nghìn lượt tìm kiếm mỗi tháng.
Và ngược lại, chọn sai từ khóa, trang web của bạn sẽ ngụp lặn ở trang 4,5 của Google.
Từ khóa thật sự quan trọng. Và muốn nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này.
Tiếp thị nội dung
Không có chiến dịch SEO thành công nào mà không có sự góp mặt của tiếp thị nội dung. Ngay cả khi trang web của bạn đã được tối ưu một cách hoàn hảo, nhưng nếu không có nội dung tuyệt vời, bạn chắc chắn sẽ không được xếp hạng.
Các hướng dẫn chi tiết về tiếp thị nội dung cho người mới của Moz là nơi tuyệt vời để bạn bắt đầu.
Tối ưu hóa nội dung
Ngày trước, chúng ta có thể tự do nhồi nhét từ khóa vào nội dung và nó sẽ được xếp hạng. Tuy nhiên, ngày nay công cụ tìm kiếm đã thông minh hơn rất nhiều và thủ thuật này gần như đã không còn tồn tại.
Cùng với việc sử dụng mật độ từ khóa thích hợp, kết hợp từ khóa đồng nghĩa, từ khóa dài, bạn cần phải tối ưu rất nhiều yếu tố onpage khác nữa như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, các thẻ heading, tính tươi mới của nội dung, hình ảnh…
Technical SEO
Technical SEO luôn là một trong những phần quan trọng nhất đối với bất kỳ trang web nào. Đặc biệt nhất là những trang lớn với hàng nghìn nội dung khác nhau như trang thương mại điện tử và tin tức.
Dù bạn đang có một blog nhỏ hay điều hành một thương hiệu truyền thông với số lượng trang khổng lồ, hãy tìm hiểu các bài viết sau để thành thạo hơn về Technical SEO:
Hướng dẫn về Technical SEO cho người mới
Trung tâm tiếp thị: Technical SEO
Xây dựng liên kết
Trước đây, bây giờ và trong tương lai nữa, backlink sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thứ hạng của một trang web. Đó là lý do mà bất kỳ SEO Expert nào cũng cần phải thành thạo các kỹ thuật về xây dựng liên kết ngược.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này qua bài viết nói về backlink trên blog của tôi.
Phần 4: Áp dụng các kiến thức SEO vào thực tiễn
Nếu chỉ đọc thôi thì chắc chắn sẽ không tài nào giúp bạn trở thành một SEO Expert được mà thay vào đó ta cần phải áp dụng những gì đã học vào thực tế. Cũng giống như câu hỏi “chỉ có hành động mới đem lại kết quả”.
Vậy thì sẽ thực hành bằng cách nào, tôi sẽ bật mí đến bạn 3 cách.
Thực hiện ngay trên trang web của chính bạn
Một người muốn theo đuổi SEO thực sự, mỗi người cần phải có riêng cho mình một trang web. Đó có thể là một blog về một chủ đề bất kỳ nào đó mà bạn yêu thích.
Tại sao lại cần điều này?
Lý do đơn giản thôi, bạn có thể áp dụng mọi kiến thức mà mình học được bất kỳ lúc nào một cách chủ động mà không phải phụ thuộc vào một ai khác.
Giả sử hôm nay bạn đọc được bài viết này hay quá và bạn muốn áp dụng nó. Nhưng nếu bạn không có trang web riêng thì làm thế nào?
Có thể bạn sẽ xin ý kiến từ cấp trên hoặc hỏi ý kiến từ khách hàng. Rất mất thời gian nhưng chưa chắc được chấp thuận vì làm sao chắc được nó sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Trong khi đó, với một trang web riêng, bạn được phép làm toàn bộ những gì mình mong muốn. Và sau đó là theo dõi những chuyển biến trên trang web, phát triển hay thụt lùi để rồi từ đó rút ra những kiến thức cho riêng mình.
Làm việc tại các công ty dịch vụ SEO
Với tôi, khởi đầu bằng cách làm nhân viên tại các công ty chuyên về dịch vụ SEO sẽ luôn là bước đi đúng đắn nhất.
Điểm cộng lớn ở đây là bạn sẽ được tiếp xúc, học hỏi và nhận được sự chỉ dẫn từ những người đã biết và thành thạo về SEO. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng.
Làm dịch vụ SEO cho người khác
Nghe qua cũng cảm thấy điều này hơi phi lý. Nếu bạn chưa phải là một chuyên gia SEO thì làm thế nào mà bạn có thể làm dịch vụ SEO cho người khác?
Câu trả lời cho cho câu hỏi này là:
- Bạn nhất thiết phải là những dự án SEO lớn, thay vào đó hãy tìm kiếm các doanh nghiệp nhỏ với những mức ngân sách thấp để khởi đầu
- SEO có rất nhiều công việc và ngay cả khách hàng hiểu biết về SEO, họ cũng không thể tự làm hết, bạn có thể hỗ trợ một số công việc nào đó
- Những khách hàng đầu tiên của bạn sẽ không trả cho bạn một con số hấp dẫn hoặc thậm chí là hoàn toàn không có gì. Hãy xem đó là một cơ hội để bạn tự học tập và trau dồi kỹ năng
Phần 5: Liên tục thử nghiệm và trau dồi
Có một sự thật là hầu hết các SEO Expert hàng đầu đều có một điểm chung: “Họ luôn luôn thử nghiệm”.
Sự thay đổi không phải bao giờ cũng bắt nguồn từ bạn
Theo Google, họ thực hiện khoảng 3000 sự thay đổi đối với các thuật toán mỗi năm, nếu tính ra thì trung bình hơn 8 sự thay đổi mỗi ngày. Rất chóng mặt!
Chính vì điều này mà SEO cũng liên tục đổi và nó đòi hỏi người làm SEO cần phải linh hoạt, liên tục thử nghiệm, trau dồi và cập nhật để phù hợp với thời thế.
Bạn có thể nhìn thấy ở bức ảnh bên trên là báo cáo về Organic Traffic trên Google Analytics. Lưu lượng truy cập chuyển biến liên tục ngay cả khi chưa có bất kỳ hành động tối ưu nào được thực hiện trên trang web.
Ban đầu, tôi cho rằng có sự chuyển biến này là do các kỹ thuật tối ưu mà tôi đã áp dụng lên trang. Điều này có thể đúng nhưng cũng có thể nguyên nhân là từ các thuật toán của Google thay đổi đã tác động đến trang web.
Vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây “Làm thế nào để chúng ta biết rằng sự thay đổi đó đến từ việc bạn tối ưu hay do các thuật toán đã tạo nên?”. Hãy đến với phần tiếp theo.
Tìm kiếm kết quả lớn, nhất quán
Nếu sự chuyển biến càng lớn, khả năng cao là nó bắt nguồn từ bạn. Tại sao ư? Hãy cùng theo dõi một ví dụ.
Xem số liệu thống kê về lưu lượng truy cập không phải trả tiền trong trang web phía trên trong khoảng thời gian 30 ngày.
Mặc dù tôi không chạm vào trang, nhưng vẫn có rất nhiều sự đột biến, tăng và giảm lưu lượng truy cập xảy ra trong suốt 1 tháng.
Sự thay đổi theo chu kỳ như thế nào phần lớn là những biến động bình thường mà Google gây ra. Mặt khác, hãy xem lưu lượng truy cập sau khi tôi đã thực hiện một thay đổi đáng kể lên nội dung của trang đó:
Chúng ta cũng có thể cho rằng Google đã làm một điều gì đó với thuật toán của họ? Đúng. Nhưng nhiều khả năng, thay đổi của tôi đã khiến cho lưu lượng truy cập được cải thiện.
Và để chắc chắn hơn, tôi đã triển khai cùng một thay đổi đó trên các trang khác. Nếu tất cả có phản ứng như nhau, bạn có thể chắc chắn nguyên nhân là do mình.
Những yếu tố bạn có thể kiểm tra
Về lý thuyết, bạn có thể kiểm tra bất cứ thứ gì nhưng dưới đây là một thử nghiệm SEO dễ thực hiện nhất:
- Thẻ tiêu đề (Tối ưu từ khóa và cải thiện CTR không phải trả tiền)
- Content: đội dài nội dung, các thẻ heading và bố cục bài viết
- Liên kết nội bộ
- Liên kết bên ngoài
Trong trường hợp muốn nâng cao hơn, bạn có thể tiến hành thử nghiệm các chiến lược xây dựng liên kết khác nhau, ý định tìm kiếm và quảng cáo trên mạng xã hội có trả phí.
Nói tóm lại thì SEO sẽ liên tục thay đổi, vì vậy sẽ không có bất kỳ kiến thức nào có thể đảm bảo chính xác và đúng đắn hoàn toàn theo thời gian được.
Đồng thời, mỗi trang web cũng có đối tượng người dùng riêng, nội dung khác nhau và cách thức người dùng tương tác với trang cũng hoàn toàn khác nhau. Cùng một chiến lược khi áp dụng lên mỗi trang web sẽ cho lại những kết quả khác nhau.
Đây là điều mà cả tôi và bạn sẽ không bao giờ học được thông qua các bài viết trên các blog hay xem video trên Youtube. Mà nó chỉ đến từ thử nghiệm.
Phần 6: Thực hiện các chiến lược SEO nâng cao
Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số kỹ năng nâng cao trong SEO và các tài nguyên để tìm hiểu về chúng.
Phân tích
Biết cách sử dụng và phân tích các dữ liệu trên Google Analytics rất quan trọng bởi vì:
- Phân tích là cách để ta đo lường sự thành công hay thất bại của một chiến dịch SEO
- Phân tích có thể giúp bạn tìm các cơ hội và những yếu tố cần tối ưu SEO mà không thể tìm thấy bằng cách nào khác
Dưới đây là một số tài nguyên có thể nắm vững hơn về Google Analytics:
SEO Audits
Trên một thế giới hoàn hảo, tôi và bạn sẽ cùng làm việc trên các trang web được tối ưu một cách gần như hoàn hảo. Nhưng rất tiếc, chúng ta không sống trong thế giới đó.
Mà ở thực tại, người làm SEO sẽ phải chiến đấu và tối ưu hàng loạt yếu tố khác nhau như sự trùng lặp nội dung, hình phạt của Google, trải nghiệm người dùng, Onpage, Offpage, và còn nhiều hơn thế nữa…
Vì vậy, tiến hành kiểm tra SEO Audits cho website là một công việc rất quan trọng vì nó giúp bạn chia nhỏ SEO của trang web theo một cách có hệ thống. Từ đó, việc tối ưu SEO sẽ trở nên dễ dàng, khoa học và hiệu quả hơn.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về SEO Audit, tôi nghỉ bạn nên xem hướng dẫn SEO Audit này.
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Thực tế thì trải nghiệm người dùng vẫn chưa phải là một tín hiệu xếp hạng trực tiếp. Nhưng nó lại có tác động gián tiếp rất lớn đến kết quả SEO.
Giả sử như trang web của bạn đang hiển thị trên trang nhất, nhưng khó sử dụng và nội dung cũng không đủ thu hút. Khi người dùng nhấp vào rồi họ ngay lập tức quay trở ra chỉ vài giây sau đó, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
Dưới đây là một số tài nguyên về UX mà bạn có thể tham khảo qua:
- GoodUI.org
- Phương pháp tiếp cận thông thường về khả năng sử dụng web, Ấn bản thứ 2
- 15 quy tắc mà mọi nhà thiết kế UX nên biết
Công cụ và phần mềm SEO
Sự hỗ trợ của các công cụ luôn là một thứ không thể thiếu trong quá trình thực hiện SEO cho bất kỳ trang web nào. Và dĩ nhiên, là một chuyên gia SEO, bạn cần phải sử dụng thành thạo các công cụ.
Trên thực tế, bạn cũng thấy các công ty khi tuyển dụng nhân viên SEO đều có các yêu cầu về sử dụng thành thạo các công cụ trong SEO.
Có rất nhiều công cụ khác nhau, miễn phí cũng có, trả phí cũng có nhưng dựa vào chức năng, tôi chia nó thành 6 nhóm chính gồm:
- Phân tích website
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu onpage
- Tối ưu nội dung
- Phân tích liên kết
- Theo dõi thứ hạng từ khóa
Tôi cũng có một bài viết khá chi tiết giới thiệu về 33 công cụ SEO hữu ích nhất trên blog của mình mà bạn có thể tham khảo qua.
Local SEO
Nếu bạn đang dự định xin vào làm việc tại một đơn vị SEO Agency thì Local SEO chắc chắn sẽ chiếm rất nhiều thời gian trong ngày của bạn. Đó là bởi vì hầu hết khách hàng tìm đến SEO hiện nay có xu hướng là các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng địa phương.
Video này của Sam Oh là một phần giới thiệu tuyệt vời và thú vị về Local SEO.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Giống như người xưa vẫn thường nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đối với SEO, việc phân tích đối thủ sẽ biết họ đang làm gì với trang web, triển khai các nội dung nào, bộ từ khóa nào đang đứng đầu, backlink của họ có từ đâu…
Để từ đó mà bạn có thể tối ưu cho trang web của mình, chí ít là không thua kém các đối thủ đó. Joshua Hardwick đã có một bài hướng dẫn 7 cách hữu ích để lấy backlink của đối thủ cạnh tranh cực hay mà tôi khuyên bạn nên đọc qua.
International SEO
Nếu trang web của bạn đang nhắm đến mục tiêu người dùng trên nhiều quốc gia khác nhau thì SEO đa ngôn ngữ rất quan trọng.
Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể đọc hướng dẫn International SEO hữu ích này từ Moz.
Tối ưu hóa trên thiết bị di động
Google hiện nay bật chế độ ưu tiên lập chỉ mục cho thiết bị di động, điều này có nghĩa rằng SEO trên thiết bị di động không phải là tùy chọn mà bắt buộc nếu muốn chiến dịch SEO thành công.
Bạn có thể bắt đầu với một bài viết hướng dẫn SEO trên thiết bị di động rất hay của backlinko.
Phần 7: Luôn cập nhật các xu hướng SEO mới
Như tôi đã đề cập ở trên, ngành công nghiệp SEO thay đổi với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, sẽ luôn có những thứ mới mẻ cần người làm SEO phải tìm hiểu.
Và đó cũng chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa các SEO Expert so với những người làm SEO thông thường. Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn 5 xu hướng SEO cần biết hiện nay.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Biểu đồ này dựa trên dữ liệu từ Kleiner Perkins, nó cho biết rằng số người tìm kiếm bằng giọng nói đang tăng lên rất nhanh chóng trong những năm qua:
Chính vì vậy, tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà người làm SEO ngày nay cần phải có.
Đây là một bài chia về các phương pháp hay nhất về tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói mà bạn mà bạn nên xem qua.
SEO Video
Các nền tảng video đang thực sự bùng nổ trong vài năm trở lại đây. Theo một báo cáo của Cission, 82% lưu lượng truy cập sẽ là video vào năm 2021.
Và phần lớn, sự tăng trưởng đó đến từ Youtube. Và nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu thêm cách về tối ưu hóa video thì đây là một series hướng dẫn về SEO Youtube rất hay dành cho bạn.
Tập trung vào ý định tìm kiếm của người dùng
Về mặt cốt lõi, các công cụ tìm kiếm là nơi để mọi người đi tìm câu trả lời cho một vấn đề nào đó đang được thắc mắc. Tập trung vào ý định tìm kiếm ở đây tức là người làm SEO phải hiểu được nhu cầu và vấn đề mà người dùng đang mắc phải.
Họ đang muốn có thông tin? Hay họ đang muốn mua sản phẩm?
Người nào tạo ra những nội dung càng phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng tốt hơn, tất nhiên sẽ được xếp hạng cao hơn.
E-A-T
E-A-T là viết tắt của 3 từ Expertise (chuyên môn), Authoritativeness (thẩm quyền) và Trustworthiness (độ tin cậy). Nói một cách đơn giản, E-A-T là thuật ngữ biểu thị cho mức đô chuyên môn, sự uy tín và đáng tin cậy của website.
Google sẽ dựa vào E-A-T sẽ đánh giá chất lượng và giá trị của một trang web, từ đó quyết định thứ hạng của trang web này trên trang kết quả tìm kiếm. Họ muốn rằng, những nội dung họ quảng bá phải thực sự hữu ích và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Hay nói cách khác, nếu Google tìm thấy một nội dung cung cấp trải nghiệm cho người dùng tốt hơn website của bạn thì họ sẽ chọn nội dung đó để quảng bá thay thế. Và đó là lí do khiến website của bạn bị tụt thứ hạng và giảm lưu lượng truy cập.
Tóm lại, website có E-A-T sẽ có được thứ hạng cao hơn website có E-A-T thấp.
Tối ưu hóa trải nghiệm trên trang
Google đang ngày càng xem trọng mức độ trải nghiệm người dùng với website. Khi một người truy cập vào website của bạn, thời gian họ ở lại lâu và thực hiện thêm các hành động khác.
Điều này chứng tỏ họ hài lòng với những gì mà website mang đến và Google cũng sẽ hài lòng và đánh giá cao website của bạn.
Ngược lại, khi người dùng vừa truy cập vào, họ thoát ra vài giây sau đó và không bao giờ quay lại nữa. Đó chắc chắn là một điểm trừ lớn cho website của bạn trong mắt Google.
Lời kết
Vừa rồi là những hướng dẫn cơ bản nhất về những kỹ năng, kiến thức cần có để trở thành một SEO Expert. Tất nhiên,để đạt được mong muốn, bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức.
Quá trình này sẽ không đến trong một sớm một chiều và bạn cũng không thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực SEO chỉ bằng cách đọc và đọc. Mà thay vào đó, cần phải liên tục ứng dụng các kiến thức đó vào thực tiễn. Đó chính là cách giúp bạn tiến bộ và hiểu rõ về SEO nhất.
Ngoài ra, SEO thay đổi theo từng ngày, nên đừng quên việc không ngừng trau dồi, học hỏi và cập nhật thêm những thứ mới nữa nhé.
Sau cùng, chúc các bạn thành công. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này.
SEO Mentor & Founder SEO Agency 3HDIGI
Phụ trách hoạt động SEO của các doanh nghiệp lớn ở cả 2 phía Client & Agency.
Kinh nghiệm đào tạo SEO tại TTTH – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM từ 2018