Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với bạn cách SEO không backlink mà mình đã thử nghiệm với bộ từ khóa của mình trong thời gian gần đây.
Nếu mọi người đang tìm hiểu về cách seo không backlink này nhưng chưa biết cách thì ngay bây giờ cùng theo dõi nhé.
SEO không backlink là thật?
Trên cộng đồng SEO mấy nay anh em hay truyền tai nhau về SEO không backlink, thực tế rất nhiều chuyên gia đã quay video, viết bài, nói về SEO không backlink và những ý kiến trái chiều cũng có. Loạn thông tin từ các chuyên gia khuyên anh em thực sự hoang mang điều này làm người kết nối cộng đồng seo với Google là mình cũng sốt ruột.
Trước khi đi vào chi tiết việc khẳng định hay phủ định về vấn đề SEO không link có tồn tại hay không, em nghĩ ta cần xét về Google thời điểm trước đến giờ (tham khảo bài này Nhìn lại SEO 2014 và vài điểm chú ý trong SEO 2021 của mình). Thuật toán chim ruồi, kiểu đơn giản họ thống kê rằng người dùng đang tìm kiếm dài hơn và rõ ràng hơn điều họ muốn, tiếp các thuật toán sử dụng trí tuệ nhân tạo để học các nội dung trên trang, xác định nội dung chất lượng cao …!
Và khi hangout với team mình nhận được thông điệp của Google đến cộng đồng rằng: ” các bạn nên xây dựng những trang chất lượng cao, không cần phải cố gắng thao túng kết quả bằng cách thao túng Pagerank. Chính vì thế chúng tôi đã cố tình ẩn Page Rank sau nhiều năm công khai nó mới mục đích đánh giá chất lượng trang. Tránh những hành vi thao túng của các bạn, hãy để người dùng dẫn link cho các bạn một cách tự nhiên nếu như họ muốn “.
Từ chính những vấn đề đó mình chuyển sang phân tích Google Search Console và nhìn vào phần Phân Tích Tìm Kiếm (search analytics). mình tự hỏi, không có thời gian rảnh mà đi xây dựng BackLink cho blog của mình đâu, sao lại có thể xuất hiện trong báo cáo này với những click rất tốt.
Ngay lập tức trong đầu mình nghĩ đến, có phải là vấn đề mà anh em bên Google nói với mình: ” Rằng họ sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp kết quả tốt nhất cho người dùng. Họ sử dụng Machine Learning để học những nội dung trên các trang và khi có người dùng truy vấn họ gợi ý những kết quả liên quan nhất trên các page chất lượng cao “.
Vậy mình nghĩ có lẽ: “SEO không cần backlink là có Thật“.
Tuy nhiên đúng như các chuyên gia đào tạo seo có nói rằng nếu như những từ khóa có độ cạnh tranh thấp hoặc chẳng ai thèm search thì chả cần đi link, viết bài không nó cũng lên, câu này đúng mình không phủ nhận. Nhưng có ai nghĩ rằng Google nó có thèm quan tâm và đưa ra những chỉ số về độ cạnh tranh hay độ ” trust ” mà anh em hay nói không, anh em đo độ trust đó ở đâu.
Có phải chăng những tín hiệu họ đưa ra chẳng qua chỉ là vấn đề xoay quanh “Hight quality Page” mà họ đã giới thiệu trong hướng dẫn gửi các webmaster hàng năm.
Chính từ những yếu tố mình nghiên cứu xung quanh ebook này và những yếu tố đánh giá trang chất lượng cao mà mình viết trong bài SEO OnPage mới public gần đây. Chính vì thế mình mạo hiểm test thẳng luôn với từ khóa có độ khó tương đối cao trong ngành SEO là từ khoá về “Đào Tạo SEO” để minh chứng một điều SEO không link là có thật, khi bạn biến trang của bạn là trang chất lượng cao theo tiêu chí của Google.
Từ khoá “Dao Tao SEO” có khó không ?
Do là mình vẫn chưa top từ khoá đào tạo SEO có dấu vì nó đang đứng trang 2 nhưng kệ nó, mình lên từ khoá đào tạo seo không dấu nên mình cứ khoe trước đã, sau lên top rồi khoe làm hai lượt sau. Gần đây các thầy mọc lên như nấm bởi các dự án SEO giờ nhiêu khê lắm, làm 5 năm mình cũng đủ hiểu dịch vụ seo nó trụt sồi như thế nào.
Bản thân mình cũng gặp phải dự án fail sấp mặt, may họ thương không bóc phốt và mình biết ơn họ vì điều đó. Bởi chẳng ai giám chắc 100% điều gì xảy ra ngày mai nên các chuyên gia chuyển sang hướng đào tạo SEO cho an toàn bởi dạy xong support chia sẻ những gì cập nhật là xong, vì học viên học xong toàn chủ doanh nghiệp ấy mà họ cần biết đủ Quản Lý SEO thôi, dự án khó quá họ đi thuê.
Vậy nên nhu cầu để kéo học viên của các thầy và trung tâm khá mạnh mẽ, bản thân mình cũng làm thuê và chơi với các trung tâm nên cũng hiểu rõ từ khoá này cạnh tranh khá gay gắt. Và những kỹ thuật của các chuyên gia, những đội ngũ hùng hậu được đưa vào đây để thi thố tài năng khẳng định bản lĩnh không phải hạng vừa, khiến từ khoá này không khi nào là dễ cả.
2 bước triển khai dự án “Đào Tạo SEO”
Trước khi mình làm dự án về từ khoá đào tạo SEO mình đã test thử trên 2 dự án về phương hướng triển khai một dự án SEO dựa trên phân tích yếu tố đánh giá page chất lượng cao và công nghệ Machine Learning của Google như dự án từ khoá ” kế hoạch SEO ” và dự án về ” chung cư the k park “.
Giai Đoạn 1: Trước khi triển khai dự án Đào Tạo Seo:
Dự án đầu tiên khi mình test là dự án kế hoạch seo khá là ngon lành khi mình triển khai chỉ sau 1 ngày lên top với từ khoá ” kế hoạch SEO chi tiết “. Tất nhiên từ khoá này khá dễ vì nó thuộc loại không mấy người muốn viết vì họ còn đi xây kế hoạch SEO thuê, leader với SEOer bình thường hơn nhau ở kỹ năng xây kế hoạch seo mà.
Phân tích được điều đó, dự án test với từ khoá kế hoạch seo mình đưa ra quy trình với công thức đơn giản nhất mà mình từng thực thi. Mang niềm tin vào những gì Google hướng dẫn :
TOP = High quality page = Depth Content + Tín hiệu phản hồi từ người dùng
Nếu mọi người chưa hiểu công thức trên mình sẽ diễn giải chi tiết cho mọi người từng phần của nó dưới đây.
– Depth Content ( nội dung có chiều sâu ) :
Nội dung có chiều sâu như các anh chị làm báo hẳn đã quá quen với câu này, với Google cũng thế họ đang có dự án liên kết với báo chí nổi tiếng và uy tín trên thế giới để đưa ra được những thông tin chính xác trung thực và rõ ràng như wiki là một ví dụ.
Ở đây Google chỉ đưa ra ba vấn đề trong phần nội dung có chiều sâu là : expertise, authoritativeness, và trustworthiness (E-A-T). Nghĩa là một nội dung có đầy đủ về mặt chuyên môn, có thẩm quyền và đáng tin cậy. Mọi người có thể tham khảo thông tin dưới đây để rõ hơn về E-A-T :
- Các trang tư vấn về y học chất lượng cao là phải đến từ những người hoặc tổ chức có chuyên môn y tế phù hợp hoặc được công nhận chuyên môn. Lời khuyên hoặc thông tin mặt y học có chất lượng cao phải được viết theo phong cách chuyên nghiệp và phải được chỉnh sửa, xem lại và cập nhật thường xuyên.
- Các trang báo có chất lượng cao phải chứa nội dung chính xác về mặt thực tế được trình bày theo cách giúp người dùng hiểu rõ hơn về sự kiện diễn ra. Các chính sách biên tập và quy trình xem xét thường được tổ chức bởi các nguồn tin chất lượng cao
- Các trang tư vấn có chất lượng cao về các chủ đề như nhà cửa, bds hoặc tư vấn về vấn đề nuôi dạy con cái cũng nên đến từ nguồn “chuyên gia” mà người dùng có thể tin tưởng.
- Các trang tư vấn tài chính, tư vấn pháp luật, tư vấn thuế, v.v … nên đến từ nguồn chuyên gia và được duy trì và cập nhật thường xuyên.
Trang về sở thích chẳng hạn như nhiếp ảnh hoặc học chơi guitar, cũng đòi hỏi chuyên môn.
Nếu mọi người vẫn mơ hồ về cách viết nội dung như thế nào cho đạt chiều sâu hay phải viết như thế nào để chất lượng cao có thể đọc bài viết này cho chi tiết: Trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng. Thề mình không thích dùng từ nội dung chuẩn SEO, nó điêu điêu thế nào ấy.
– Tín hiệu phản hồi từ người dùng :
Mình là một đứa ghét những câu kiểu như : “nghĩ là, đoán là, tưởng là,….” và những con số mới là điều thuyết phục được mình , vậy nên mình vận dụng con số vào trong SEO và quản lý SEO.
Chính vì thế mình phân tích những tín hiệu phản hồi từ người dùng thay vì nghĩ đến cái độ trust mơ hồ nào đó mà anh em cộng đồng SEO hay nói. Vậy mình dựa trên những tín hiệu nào để phân tích:
- New visit: bạn có nội dung hay thì ném cho người ta xem họ mới khen hay, dở.
- Hành vi di và click chuột, bôi đen từ họ muốn rõ hơn mình hay sử dụng thằng hotjar để xem lại video quay hành vi người dùng di chuyển chuột trên trang.
- Số click vào link nội bộ ( click vào xem thử có gì hay hơn không… )
- Số like ( mình thích thì mình like thôi..)
- Số comment ( đọc thấy ngu quá comment, đọc thấy hay không chịu nổi cũng comment… )
- Số return visit ( đại diện cho việc người ta lưu trên bookmark trình duyệt khi bận mà thấy nội dung hay và quay lại xem khi rảnh )
- Time on page ( cái này analytic có hết chỉ đo lường 1 page mà thôi )
- Số Share: chính là hành vi rải backlink một cách tự nhiên của người dùng.
Và thành công của dự án đó ngoài mong đợi của mình:
Tuy nhiên có vấn đề rất quan trọng ở đây chính là vấn đề mà mình fail dự án ” the k park ” với các từ khóa chính trong khi các chỉ số tương đối đầy đủ. Lúc đó mình đặt ra vấn đề mình đã làm thiếu hay làm sai điều gì ở đây.
Và phân tích ra mình nhận thấy rằng, thôi chết lượt truy cập từ những bài tin tức mà mình vẫn gọi là bài viral rất ít lượt view. Cái sai ở đây là không quản lý tốt khâu ” REACH ” , có một nội dung tốt mà không tiếp cận được người dùng trước, chờ người ta đi search những từ dài thì dự án BDS fail là phải rồi.
Lượt xem các bài viết viral rất ít, không có tương tác ( ảnh : tienanhplus.com )
Vậy câu hỏi đặt ra làm sao có thể lấy được lượt truy cập vào khi từ khóa còn chưa lên top, phân tích ahrefs, mình nhận ra từ khoá tin tức của mình đã lên top, nhưng lượt truy cập quá lèo tèo bởi vì lượt tìm kiếm cộng lại vẫn chưa đủ, phân tích số click vào link nội bộ vẫn chưa có thì chất lượng link nội bộ ở đâu mà ra.
Giai Đoạn 2: Quá trình triển khai:
Rút kinh nghiệm từ những chiến dịch test ở bên trên, mình lựa chọn quy trình trên để triển khai seo từ khoá đào tạo seo để có cớ viết bài phân tích cho xôm.
Bước 1: Phân tích và nghiên cứu từ khoá
Mình thề rằng cái giai đoạn này anh em toàn làm phức tạp nhau ra, mình thì là đưa rất ưa đơn giản và nhanh gọn. Nên mình không thèm kiểu quan tâm đến nghiên cứu quá nhiều làm quá chi tiết phần này làm gì.
+ Lấy dữ liệu từ khoá:
Nhiều người thì hay dùng keywords io, keyword finder rồi google keyword planner. Ờ thì mình cũng lấy nhưng vứt đấy đã, mình lấy thêm dữ liệu từ Google analytics ( kết nối Google Search Console và Google adwords ), ngoài ra lấy dữ liệu qua phân tích trên Ahrefs website của đối thủ.
Phần google analytics thì mình chơi 2 cách, là mình kết nối Google search console ( GSC ) với google analytics mình sẽ lấy full dữ liệu 90 ngày phá vỡ được cái giới hạn 999 huyền thoại trong GSC mà mình rất ngứa mắt.
Cách thứ hai thì mình chơi kiểu hơi mất tiền xíu là chạy quảng cáo Google adwords với từ khoá đối sánh rộng, mình không thèm phủ định kiểu ngắn phủ dài, hay rộng phủ hẹp nữa. Mục tiêu của mình khi người dùng truy vấn, sẽ sinh ra những từ khoá mà trong GSC và keyword planner cũng không thể ra vì hành vi khác nhau mỗi người dùng tại từng thời điểm. Chính vì kết nối google adword với google analytics mà mình nhận được mớ dữ liệu từ khoá kha khá.
+ Gom nó vào một page seo:
Nó chính là thuật ngữ keyword mapping mà bên nước ngoài anh em hay triển khai đó thôi, vì đã lấy dữ liệu xong nên mình đem gom hết mớ từ khóa liên quan đến đào tạo SEO, tách ra mấy cái kiểu tiền tố và hậu tố
Nếu anh em có ý định nghiên cứu thêm từ khoá để làm danh sách từ khoá cho dài có thể dùng tool gợi ý từ khoá này : http://seo.danzambonini.com , anh em chỉ cần ném vào 3 cột trong tool là list tiền tố ở cột 1, từ khoá chính ở cột giữa, và hậu tố ở cột cuối cùng.
Sau khi ấn vào nút gennerate thì anh em chỉ việc đợi nó tự động ghép từ ra và copy về excel cho đẹp thôi, mình ở đây thì gom một mớ từ này đánh về 1 page thôi, nên mình chỉ cần lấy đến tiền tố hậu tố là đủ không thèm làm thêm cho vui.
Bước 2: Triển khai nội dung chuẩn bán hàng.
Nghe chuẩn bán hàng nó không phải nội dung chuẩn SEO chắc anh em buồn cười lắm đúng không ạ, thực tế theo như mình phân tích dựa trên thống kê phản hồi của anh em SEO thì gần đây họ thường bị nhảy link từ danh mục về bài tin tức mà họ chưa bao giờ tối ưu gì cả.
Hỏi 100 người thì khoảng 83 người bị như thế, nên mình cũng có thể lờ mờ hiểu ra rằng, đúng như Google nói với bọn mình : ” bọn tao chỉ quan tâm đến thông tin hữu ích cho người dùng mà thôi “. Vậy nên ngay lúc đó mình sẽ không lựa chọn seo danh mục hay trang chủ nữa, mà mình SEO một bài viết để cho người dùng những thông tin hữu ích.
Nhưng bài tin tức thông thường thì làm sao chốt nổi học viên cho trung tâm. Mình nghĩ ngay đến mô hình AIDA ( nếu ai chưa biết có thể đọc SEO copywriting và AIDCA có gì bạn chưa biết ). Khi đó mình ngay lập tức xây bố cục bài viết và triển khai luôn cho nóng.
Xem những phân tích từng phần về AIDA mình áp dụng trong bài mọi người có thể lấy bố cục đó và làm bài bán hàng cho mình ok ạ :
A – Attention ( gây chú ý ):
Bước đầu tiên là thu hút sự chú ý của khách truy cập khi họ ghé thăm trang web của mọi người. Bắt đầu cuộc chiến giành sự chú ý là ngay trên các trang kết quả tìm kiếm của Google (SERPs) mọi người đã phải tối ưu nó. Hãy nhớ nếu khách truy cập của mọi người không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm trên trang web của mọi người, họ sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh của mọi người.
Để tránh điều này, chúng ta có thể làm gì để thu hút sự chú ý của người đọc khi họ đang thực hiện tìm kiếm? Một số câu trả lời thú vị là:
- Gây chú ý với tiêu đề và mô tả ngoài SERPs ấn tượng
- Tạo bố cục bài viết rõ ràng
- Sử dụng từ khoá ở đầu tiêu đề chứ không phải ở giữa hoặc ở cuối
- Gây chú ý với video thực tế của khách hàng phản hồi về sản phẩm
Với những lời khuyên này, mọi người sẽ làm cho bài viết bán hàng của mình nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
I – Interests ( sở thích ):
Gây chú ý có thể rất đơn giản nếu mọi người có một cái gì đó độc nhất, nhưng nếu mà khiến khách hàng thích thú và muốn mua hay sử dụng dịch vụ của mọi người luôn là vấn đề khá nan giải nếu không biết cách.
Để làm được điều này mọi người trước tiên hãy tự hỏi :
- Tại sao khách hàng ghé thăm trang web của tôi?
- Những gì khán giả của tôi quan tâm?
Trả lời những câu hỏi này và sau đó tạo ra nội dung phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm. Họ phải có khả năng nhận được những gì họ đang tìm kiếm trên trang web của mọi người bằng cách thay đổi màu sắc chữ. Sau đó điều hướng đến phần mà mọi người muốn.
Cuối cùng, mọi người nên kích thích khách hàng tương tác với mình bằng những câu kêu gọi hành động nhẹ nhàng. Ngoài ra mọi người có thể sử dụng hình ảnh động đầy màu sắc, hình ảnh, video và công nghệ tương tác như Ajax và flash.
Nếu nội dung của mọi người là thông tin thú vị đáng để đọc, khách hàng sẽ ghé thăm trang web của mọi người thường xuyên và họ sẽ giới thiệu cho người khác.
D – Desire ( ham muốn ) :
Đôi khi những nhà tiếp thị gặp khó khăn khi phân biệt giữa sở thích và ham muốn. Tuy nhiên nếu mọi người là một người giàu kinh nghiệm chinh chiến hoặc đã từng học Cô Long Trăng Đen đều hiểu rằng tiếp thị thành công không chỉ là bán sản phẩm mà còn tạo ra sự ham muốn nó trong khách hàng của mình.
Để khách hàng ham muốn những gì mọi người đang cung cấp, mọi người phải làm cho họ tin tưởng mình. Mọi người nên nói rõ cho họ những gì họ được hưởng và thông tin chi tiết về dịch vụ, sản phẩm. Nói rõ những ưu điểm và không thể thiếu nhược điểm sản phẩm của bạn ( bởi với khách hàng sự thành thật giúp độ tin tưởng tăng 200% ).
Ngoài ra mọi người có thể sử dụng phương thức tạo niềm tin cho khách hàng bằng lời chứng thực của những khách hàng đã sử dụng tạo ra trên mạng xã hội ( như facebook, youtube…).
A – Action ( hành động ) :
Cuối cùng thì SEO lên cũng chỉ là mục đích bán hàng, hãy tận dụng nó sau khi đã lôi kéo được khách hàng đến với mọi người. Tạo một lời gọi hành động mạnh mẽ, hãy chắc chắn rằng mọi người sử dụng ngôn ngữ đang hoạt động như Mua ngay bây giờ hoặc Đặt ngay để được giảm giá.
Hãy nhớ rằng, một món quà giảm giá hoặc miễn phí kèm theo lời kêu gọi hành động có thể đem lại sức hút kì diệu khiến chuyển đổi của mọi người mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Bước 3 : Onpage
Phần này để chi tiết mọi người có thể xem chi tiết bài SEO Onpage của mình khá chi tiết và đầy đủ. Ở đây thì em có lẽ là làm chưa hết những checklist onpage đó nhưng về cơ bản cũng khá sâu.
– Tối ưu tiêu đề và mô tả
+ Từ khoá chính đào tạo SEO đứng đầu dòng cả tiêu đề lẫn mô tả
+ Lặp lại từ khoá “đào tạo seo” 2 lần
+ Thêm từ ngữ gây thu hút
+ Thêm tiền tố hoặc hậu tố của từ khoá phụ vào ” trung tâm, ở đâu, tốt nhất…”
– Tối ưu đường dẫn
+ Ngắn gọn
+ Chứa từ khoá chính :” dao-tao-seo ”
– Từ khoá chính trong 100 word đầu
Trong 100 từ đầu tiên, nằm trên đoạn sapo mọi người nên ném từ khoá chính cần SEO vào đó và có thể đưa thêm những tiền tố hoặc hậu tố vào đào này, để Google có thể học đúng điều mình muốn nó học.
– Các thẻ Heading
Tối ưu các thẻ heading ( ảnh ; tienanhplus.com )
+ Heading 1: chứa từ khoá chính
+ Heading 2, 3, 4: có thể đan xen các từ khoá LSI hoặc từ khoá dài vào đây
+ Dùng màu sắc bắt mắt để nhấn mạnh điều muốn nói
+ Khiêu khích khách hàng bằng ngôn từ giúp tối ưu CRO
– Mật độ từ khoá: thường mọi phần mình sử dụng mật độ từ khoá 3-5%, tuy nhiên trong bài này mình chỉ test với mật độ từ khoá chính là 1,45%. Nếu vẫn chưa ổn mình sẽ bù mật độ từ khoá bằng cách seeding vào phần comment vậy là ok.
Ví dụ : Density 1% ở đây khoảng 8 lần lặp lại ( Repeats ) thì anh em tính lên 3% khoảng 24 lần, chỉ cần chia bố cục bài ra mấy đoạn, rồi tính mỗi đoạn cần bao nhiều lần lặp lại là dễ viết ngay không lo spam nhé.
– Từ khoá LSI nằm rải rác trong bài:
Trong nhiều trường hợp anh em viết một cách tự nhiên nên đôi khi viết xong mới đi tối ưu, mình cũng thế. Nhưng nếu mình tính toán có kế hoạch trước thì có thể chèn tự nhiên, ngoài ra đã lỡ rồi anh em có thể ném nó xuống phần bình luận để bù vào
– Có link nội bộ trong bài viết:
Phần này thì anh em linh động sao cho tự nhiên nhất, như trong bài này mình chèn thẳng vào các mô đun để học viên muốn tìm hiểu rõ hơn có thể click vào xem, bài chuyên sâu sẽ thuyết phục những người đã làm SEO nhưng chưa chuyên sâu. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì họ sẽ tin rằng sẽ còn những chuyên sâu hơn khi học, và đọc thì không bằng cầm tay chỉ việc.
Phần này đúng như bài mình hướng dẫn trong bài về link nội bộ, điều hướng từ Big content sang small content là phải Nofollow để không mất Page Rank. Giữ chất lượng cho page cần SEO.
– Có outbound link trong bài viết:
Phần này mọi người cũng đã thấy là mình đã điều hướng về một hướng dẫn chi tiết hơn về thông tin thanh toán, để tránh người dùng nhầm lẫn. Điều này rất có lợi cho khách truy cập, nên nếu có mọi người hãy dẫn về những trang uy tín với thông tin chi tiết hơn. Đừng lo lắng nếu mất chất lượng, mọi người chỉ cần để thuộc tính rel nofollow trong liên kết là xong ạ.
– Độ dài của bài viết:
Thực tế với nhiều dự án mình có test, độ dài bài viết thực sự ảnh hướng tích cực với người dùng và Google. Bản thân mình cũng tin tưởng hơn với 1 bài viết chi tiết và dài, thường hay bookmark lên trình duyệt lại rồi tối về xem rõ hơn, chứ bài nào mà ngắn quá thì mình ghét out luôn ngay lập tức.
Mình khuyên mọi người cố gắng nội dung bài có thể dài hơn 2000 word thì tốt, nhưng nếu gặp phải bài dạng thương mại như mình , thì cố gắng phải hơn 1000 word, phần còn lại cố kéo trong bình luận là được.
– Tăng lượt bình luận trên bài viết:
Trong 24h đầu tiên sau khi public bài viết, mình khuyên mọi người nên chạy ads kéo view cho bài viết, đồng thời seeding thêm bình luận trên page. Nhớ là hãy cố gắng bình luận một cách tự nhiên nhất, đừng dùng hộp bình luận facebook, bởi Google không có index nó đâu ạ.
– Thẻ Bôi Đậm Hoặc In nghiêng:
Thẻ này thì truyền kì quá rồi, anh em muốn nhấn mạnh với khách hàng hay với Google thì sử dụng nó, chỉ lưu ý là không nên dùng quá nhiều, sẽ khiến người dùng tưởng rằng mình spam họ sẽ rối mắt không thể tập trung bài điều chúng ta muốn
Lưu ý : phần này mình chỉ tối ưu onpage thôi ạ, vì quả site này quá lâu đời, mình mà đi onsite nữa chắc ngỏm mất, nên thời điểm đó mình chưa đi audit để Onsite được, chỉ có cách là làm onpage trước rồi đo lường kết quả sau.
Bước 4: Phân tích và điều hướng link nội bộ
Để mà thực hiện chiến lược SEO không backlink thì anh em phải hiểu rõ vấn đề trước khi test, đầu tiên mình đặt kịch bản test trước là nội dung, onpage, rồi link nội bộ, sau đó đến kéo visit bằng mạng xã hội. Nếu trong vòng 1 tháng nếu không vào được trang 2 – 3 thì chứng tỏ có vấn đề với kịch bản này, mình cần phải tracking và điều hướng sang chiến lược test khác.
Trong kịch bản mình đưa liên kết nội bộ làm trái tim chiến lược SEO vì nếu khi mà mình kéo được khách hàng vào website với những từ khoá dễ, những bài viết viral có tính kích thích cao thì vẫn phải dẫn khách hàng đến nơi cần đến. (anh em có thể đọc bài để rõ thêm : Liên kết nội bộ – Trái tim chiến lược SEO KHÔNG LINK)
Ngoài ra mình còn ứng dụng thêm vài kĩ thuật nhỏ với Google analytics và Google Search Console để link nội bộ trở lên hiệu quả hơn. Mọi người có thể tham khảo các phần dưới đây ạ :
P1: Truy cập vào Analytics
Sau đó đi đến mục : Hành Vi > Nội Dung Trang Web > Tất Cả Các Trang
Chọn một phạm vi ngày dài từ ba đến sáu tháng. Báo cáo được sắp xếp theo thứ tự của các trang được xem nhiều nhất.
Chú ý: những trang có tỉ lệ thoát trang và tỉ lệ thời gian trung bình trên trang thấp để mọi người có thể lựa chọn vị trí đặt link nội bộ ở giai đoạn đầu tiên.
P2 : Chèn link nội bộ vào những trang tương ứng trong list danh sách
Tuy nhiên ở đây cần một chút kĩ năng quản lý nữa, anh em cần xây dựng file quản lý liên kết nội bộ để có thể đo lường được tỉ lệ % anchor và mình chèn được bao nhiều link nội bộ.
Trong hình trên mình chia làm 6 cột :
- Trang
- Số lần xem trang
- Thời gian trung bình trên trang
- Tỉ lệ thoát
- Anchortext
- Loại anchor
Dữ liệu 4 cột đầu tiên anh như trong hình trên mình chỉ cần xuất trong báo cáo của Google Analytics ở P1 ngay trên chỗ ngày tháng năm cần lấy dữ liệu ấy ạ. Nhớ là xoá những cột không cần thiết đi ạ.
Các loại ở anchor ở đây mình dùng là:
Một số anh em sẽ thắc mắc rằng mình dùng hàm excel gì để thống kê đúng không ạ :
=COUNTIF(Page!$F$2:$F$995;”Authors Name”)
Rất đơn giản để lý giải:
- Page: chính là phần tên sheet excel cần lấy dữ liệu
- $F$2:$F$995: chính là vị trí lấy dữ liệu cột F, từ hàng 2 đến hàng 995
- Authors Name: chính là loại anchor ở trên anh em thay vào tương ứng
Anh em chỉ cần copy và sửa đổi là có thể thống kê dữ liệu hoàn chỉnh để hỗ trợ vẽ biểu đồ sau này ạ.
P3 : Kiểm tra và đo lường kết quả chèn link nội bộ
Phần này hầu như trước nay khá nhiều anh em SEO không bao giờ làm, đơn giản anh em nghĩ chỉ cần chèn xong rồi để đấy và không bao giờ đo lường kết quả chèn link nội bộ. Nên đâm ra cứ mù quáng chèn theo các cấu trúc link nội bộ mà không kiểm toán, lưu ý mô hình không có lỗi, lỗi ở người chèn không đo lường.
Phần này anh em chỉ cần lấy dữ liệu trong Sheet Data vừa tạo ở P2 rồi chọn loại biểu đồ phù hợp với yêu cầu đo lường của mình và sếp mong muốn.
Để chắc chắn Google đã nhận được dữ liệu link nội bộ, anh em hay vào trong Google Search Console sau đó truy cấp đến mục Lưu lượng tìm kiếm vào chọn vào liên kết nội bộ, sau đó tìm kiếm landing page cần SEO của mình thôi là xem được chi tiết dữ liệu Google nhận được.
Chú ý: ngoài ra anh em nên sử dụng các công cụ của bên thứ 3 như : hotjar.com hoặc crazyegg.com để đo lường tỉ lệ click vào link nội bộ. Hoặc có thể vào phần luồng hành vi trong Google Analytics sẽ phân tích được đường đi của người dùng sau đó có thể điều chỉnh thích hợp. Link nội bộ chỉ thực sự mang hết được sức mạnh khi và chỉ khi có người dùng click.
Bước 5: Tiếp cận khách hàng bằng mạng xã hội
Thề với anh em là trước đây mình rất lúng túng cái mảng này, nên làm gì với nó đây. Khi liên kết bán hàng spam lên mạng xã hội thì người dùng rất là ghét họ chắc chắn sẽ chẳng thèm click vào, điều này là đương nhiên.
Tuy vậy sau này mình mới chiêm nghiệm ra một điều, rằng mình rất cứng nhắc khi mà tiếp cận khách hàng. Tại sao trước khi bắt họ mua, không đem dâng hiến cho họ những cái gì mà họ quan tâm trước tiên, và chính vì lý do đó mình triển khai bằng cách xây dựng những bài viết chuyên sâu với tính chất kĩ thuật cao. Vì mình phát hiện một vấn đề, cộng đồng SEO nước mình rất khát những kinh nghiệm thực chiến, nên những case study những phân tích với đội ngũ chuyên gia quốc tế họ sẽ ngấu nghiến đọc.
Và vì thế mình đem những bài viết như thế đi tiếp cận khách hàng trên mạng xã hội, những điều bất ngờ đã xảy ra, khách hàng đón nhận rất nhiệt tình. Chính vì thế khi khách hàng đón nhận nhiệt tình vô tình họ đã đi vào mê cung của mình dẫn đến những bài viết chuyên sâu đi kèm những liên kết nội bộ dẫn đến bài SEO và khi họ click vào đó. Mục tiêu đã đạt được bằng cách gián tiếp.
Ngoài ra: nếu mà giai đoạn đầu tiên mà mọi người không có khả năng làm nội dung như thế, mọi người có thể dùng tiền để chạy ads, một khẳng định của mình rằng ads có tác động đến kết quả SEO một cách gián tiếp.
Đôi Lời Kết Thúc:
Đến đây cũng khá chi tiết về những gì mình làm trong case study SEO từ khoá ” Đào Tạo SEO ” không dấu trong 84 ngày. Mình xin nói rõ ràng rằng đây là một case study nên những gì mình làm đều có hình ảnh rõ ràng, không backlink Page với không backlink toàn site là các vấn đề khác nhau. Cố gắng đọc kỹ và phân tích các khía cạnh mọi người sẽ nhìn thấy điều mình cần phải cải thiện chứ đừng nhìn vào tiêu đề và phán (bố mày biết hết rồi….)
Nếu có gì thắc mắc hoặc muốn phản biện mọi người có thể comment bên dưới mình sẽ giải đáp từng người một. Chúc bạn thực hiện thành công, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới.
Nguồn: Tham khảo từ anh Nguyễn Tiến Anh
SEO Mentor & Founder SEO Agency 3HDIGI
Phụ trách hoạt động SEO của các doanh nghiệp lớn ở cả 2 phía Client & Agency.
Kinh nghiệm đào tạo SEO tại TTTH – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM từ 2018