Tự Học Làm SEO

SEO Onpage là gì? 28 kỹ thuật ưu Onpage đạt #TOP 1 (2021)

Pinterest LinkedIn Tumblr

Nhiều bạn hỏi mình về kỹ thuật SEO Onpage nên sẵn đây mình chia sẻ nguyên một bài về những đầu việc và hướng dẫn từng bước để tối ưu hóa một page hay bài viết trong khi triển khai seo Website. Cùng theo dõi nhé mọi người!

seo onpage
File làm onpage toàn site bằng excel

Seo onpage là gì?

Định nghĩa SEO Onpage là gì thực sự trong ngành SEO không hẳn ai cũng biết và hiểu hết, điều này đúng thật khi mình hỏi một vài người bạn của mình đang làm SEO.

Mình: ” Anh có hiểu SEO onpage là gì và làm những gì không anh…? “

Anh: “ Ah, SEO Onpage là gì thì anh chịu, nhưng làm thì anh cũng làm như mọi người ta thôi, đầu tiên anh tối ưu title nè, rối mô tả nè, cả tất tật mấy cái có trong SEOquake mà người ta gợi ý

đấy, anh làm hết, vậy là xong….”

Vì câu trả lời trên nên mình chỉ muốn rõ ràng một chút rằng, dân SEO đang nhầm lẫn các làm việc của hai thuật ngữ seo onpageseo onsite.

SEO Onpage cơ bản được hiểu là tối ưu hoá từng page một trong 1 website bao gồm rất nhiều page khác nhau. Giúp page trong website được tối ưu hoá trở lên thân thiện với bọ tìm kiếm và người dùng hơn.

Để tiếp tục nghiên cứu kĩ càng hơn công việc cần làm khi SEO onpage, mọi người cùng mình đọc tiếp đoạn dưới nhé. Lưu ý những công việc dưới đây chỉ nói đến công việc cần làm trong 1 page ạ, chứ không nói là toàn website, nên mình sẽ bỏ qua vài thứ như tạo sitemap, robots txt, meta language,….được áp dụng trong onsite ạ.

Seo Onpage gồm các công việc:

Dưới đây mình sẽ chia sẻ với mọi người 28 danh sách đầu việc mọi người cần tối ưu khi viết một bài chuẩn bị xuất bản, những phần tối ưu onpage này có thể sẽ nhiều hơn nếu mình nhớ ra và update thêm, hiện tại mình chỉ nhớ bằng này nên mọi người tham khảo và áp dụng nhé.

toi uu onpage
Checklist Onpage Cho SEO

1. Title Tag

Thẻ tiêu đề của bạn là yếu tố SEO quan trọng nhất trên trang. Nói chung, từ khóa càng gần với phần đầu của thẻ tiêu đề, giá trị càng cao với công cụ tìm kiếm.

Các yêu cầu khi viết Tiêu đều SEO:

  • Từ khóa mục tiêu nằm ở đầu tiêu đề
  • Độ dài vừa phải dưới 55 kí tự là ok.
  • Sử dụng những tiền tố hoặc hậu tố của từ khóa phụ thêm vào tiêu đề.
  • Tiêu đề phải là duy nhất cho mỗi trang, không sao chép chúng.
seo onpage moi nhat
Tối Ưu Title Tag

Ngoài việc được tối ưu hóa cho Google, tiêu đề nên hấp dẫn , bởi vì nó cũng phụ thuộc vào việc khách truy cập quyết định click vào trang web của mọi người thay vì những kết quả khác.

Sử dụng các câu chữ gây thu hút người dùng truy cập như “2021”, “tốt nhất”, “hướng dẫn”, “danh sách kiểm tra” và “đánh giá” có thể giúp xếp hạng các phiên bản từ khoá dài của từ khóa mục tiêu của bạn.

2. Tối ưu Đường dẫn ( URL ) 

Google đã tuyên bố rằng 3-5 từ đầu tiên trong một URL được cho có nhiều giá trị hơn. Và qua nghiên cứu các yếu tố xếp hạng phát hiện ra rằng các URL ngắn có thể có lợi thế trong kết quả tìm kiếm.

Các lưu ý khi đặt URL:

  • Nên sử dụng URL ngắn ( không quá 115 kí tự )
  • Có từ khóa mục tiêu trong URL của mọi người
  • Không bao gồm các kí tự như : ?id=… , …
  • Tách từ hoặc cụm từ khóa của bạn bằng dấu gạch ngang, không nên viết liền nhau
  • Nên tránh sử dụng ngày tháng hoặc số trong URL (nếu nó lỗi thời vì bài viết cũ người dùng sẽ không muốn đọc)
Đường Dẫn Thân Thiện

Đường dẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong SEO, thực tế hiện tại chủ yếu là tối ưu cho Google. Nhưng ngày càng có nhiều người dùng cũng xem xét các URL để đưa ra quyết định truy cập. Nếu một địa chỉ có vẻ “đáng ngờ”, hoặc không mô tả đầy đủ những gì được đề cập trong tiêu đề, có thể người dùng sẽ bỏ qua.

Ví dụ cho URL xấu :

  • Ví dụ 1 : hoaidoan.vn/?id=123
  • Ví dụ 2 : hoaidoan.vn/28/6/17/category/seo-onpage-lam-the-nao-cho-tot-voi-nguoi-moi-bat-dau-lam-seo

3. Meta Description

  • Từ khóa mục tiêu nằm ở đầu mô tả
  • Từ khóa mục tiêu lặp lại 2 lần trong đoạn mô tả, lưu ý nên tinh tế thêm những từ phụ vào
  • Độ dài không quá 155 kí tự.
  • Viết mô tả thực tế tóm tắt những gì khách truy cập sẽ thực sự tìm thấy khi họ truy cập.
  • Nếu Google không hiển thị mô tả của mọi người đã viết, hãy thay đổi nó dựa trên những gì Google đã chọn và index.
  • Nên bao gồm một lời kêu gọi hành động (CTA) , để khuyến khích người dùng truy cập.
  • Không sao chép mô tả Meta của bạn, sử dụng mô tả Meta khác cho mỗi trang của bạn.
Meta Description được hiển thị trên SERPs

Người dùng xem Meta Description như là tóm tắt trang của mọi người, vì vậy mọi người nên cố gắng làm cho nó hấp dẫn và mời họ ghé thăm.

Ngoài ra đôi khi Google bỏ qua mô tả của mọi người và hiển thị trong phần kết quả của văn bản trên trang của bạn, nếu mọi người nghĩ rằng nó phù hợp hơn cho khách truy cập. Tức là, Google đưa mô tả của mọi người ra như một đề xuất, không phải mặc định nó phải vậy.

4. Meta keywords 

  • Sử dụng những từ khóa phụ.
  • Tối đa cho 1 page là 5 từ khoá.

Theo Google, Meta keywords đã không còn hữu ích trong một thời gian dài và hầu hết các chuyên gia SEO nổi tiếng đều không sử dụng chúng. Tuy nhiên mọi người có thể lác đác vài từ khóa phụ cho tối ưu nhẹ nhàng cũng được.

5. Canonical 

  • Thêm canonical cho chính bài viết của bạn.
  • Hoặc sử dụng canonical để tối ưu giữa trang mobile và trang bình thường trên desktop.
  • Nên dùng canonical khi chuyển sang HTTPS
Thẻ Canonical xác định bài viết gốc

Phần canonical này rất quan trọng nhé mọi người, phần này nhiều trang thương mại điện tử hay quên dễ bị trùng lặp nội dung vì cùng một sản phẩm có tùy chọn khác.

6. Từ khóa mục tiêu nằm trong 100 word đầu tiên 

  • Từ khóa mục tiêu của mọi người nên xuất hiện trong 100-150 từ đầu tiên trong phần SAPO.
  • Và nên có các từ tiền tố hoặc hậu tố của từ khoá phụ
Từ khoá chính nằm trong 100 từ đầu tiên

7. Heading 1 

  • Thẻ này nên bao gồm một từ khóa phụ hoặc một số biến thể về ngữ nghĩa của từ khoá chính của mọi người.
  • Phải tóm tắt nội dung của trang bằng một câu đơn giản để đọc.
  • Nó phải càng cao càng tốt trên trang, và ngay trước khi văn bản của bài viết bắt đầu, để tạo điều kiện cho sự liên tục của việc đọc.
  • Kích thước phông chữ phải lớn hơn tiêu đề nhỏ (h2, h3 …) để xác định rõ nó.
  • Thường với mã nguồn mở như wordpress thì người ta thường đưa H1 ( Heading 1 ) nằm ngay trong tiêu đề của bài viết.
  • H1 thường nên chỉ có 1 ( tuy nhiên google cũng có nói mọi người có thể có nhiều H1 )

Không nhầm tiêu đề phụ H1 với tiêu đề của trang: Chúng là hai yếu tố khác nhau:

Tiêu đề là câu tóm tắt của trang, xuất hiện trong SEPRs, nó thường được người ta tối ưu cho Google hơn là cho người dùng

Phân bố heading trong bài viết của wiki

Heading 1 là câu tóm tắt của bài viết, mà người dùng sẽ thấy trước khi đọc trang . Đây là lý do tại sao nó thường là một biến thể dài hơn của tiêu đề, tương tự nhưng không giống nhau, để người dùng có thể xác định vấn đề truyền tải trên trang một cách chính xác và đồng thời khuyến khích họ tiếp tục đọc.

8. Multimedia 

  • Có hình ảnh, video nằm trên bài viết giúp người dùng tương tác trên page lâu hơn, giúp tăng time onpage
  • Ngoài ra video làm tăng nhận thức về nội dung mọi người muốn truyền tải.

Hãy tưởng tượng mọi người vào một trang không có hình ảnh gì cả. Kinh nghiệm của mọi người với tư cách người dùng chắc chắn mọi người sẽ không thích thú và out luôn không cần quan tâm.

Các trang có các yếu tố đa phương tiện (hình ảnh, video, v.v …) giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian ở lại trang, hai chỉ số quan trọng cho việc đánh giá chất lượng page của mọi người.

9. Sử dụng tiêu đề phụ bằng H2, H3,…H6 

Các từ khóa mục tiêu của bạn trong ít nhất một lần trong các tiêu đề phụ và đưa nó vào trong thẻ H2.

Điều này chắc chắn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều hay làm hỏng nỗ lực SEO trên trang của bạn. Nhưng các thử nghiệm của tôi đã cho thấy rằng việc đưa từ khóa mục tiêu của bạn trong thẻ H2 có thể tạo ra các thay đổi tích cực.

  • Khi nghiên cứu từ khóa những từ khóa phụ mọi người nên dùng nó cho ý tưởng của tiêu đề phụ ( sử dụng 5W+1H ở đây là hợp lý ).
  • H2, H3,…H6 có thể có nhiều, tuy nhiên phải có tối thiểu từ 2 trở lên.
  • Sử dụng các thẻ này để phân chia nội dung của mọi người thành các phần, các đoạn văn giải quyết vấn đề tiêu đề chính đưa ra.

10. Mật độ từ khoá 

  • Mật độ từ khóa chính khoảng 3 – 5% là tối ưu.
  • Rải từ khóa chia đều trong từng đoạn văn ( tính số lần lặp lại ngay từ đầu )
  • Với từ khoá dài hơn 5 word, phải tính toán số từ tương ứng với 1%
Kiểm tra mật độ từ khoá

Phần này khá đơn giản mọi người chỉ cần vào bài viết mình cần kiểm tra, sau đó click vào biểu tượng của tiện ích SEOquake trên trình duyệt, kế tiếp click vào phần DENSITY và tìm đến dòng có từ khoá chính kiểm tra tỉ lệ phần trăm đã hợp lý chưa

Một lưu ý nhỏ: Mật độ từ khóa chỉ thực sự có ích khi nội dung có độ dài khoảng từ 1500 đến 3000 word, còn độ dài nhỏ hoặc lớn hơn thì thường rơi vào trạng thái spam, nếu nội dung lớn hơn 3000 word mọi người không cần quan tâm đến mật độ từ khóa chính đâu ạ.

11. Từ khóa LSI nằm rải rác trong bài 

Từ khóa LSI là từ khoá đồng nghĩa mà Google sử dụng để xác định mức độ liên quan của trang (và có thể là chất lượng). Rải rác chúng vào mỗi bài đăng.

Tôi không đi về các từ khóa LSI vì tôi thường viết nội dung dài thực sự. Với công nghệ machine learning thì khi bạn viết nội dung dài vô tình với các từ ngữ xuất hiện rải rác không liền kề một cách tự nhiên Google vẫn có thể nhận diện được nó như một từ khóa LSI.

Nhưng nếu bạn muốn đảm bảo 100% rằng bạn đang sử dụng từ khóa LSI, hãy tìm kiếm từ khóa của bạn trong Google và cuộn xuống phần “Tìm kiếm liên quan đến…” ở cuối trang.

  • Từ khóa LSI là từ khoá đồng nghĩa mà Google sử dụng để xác định mức độ liên quan của trang
  • Ngay từ đầu khi nhóm từ khoá , phải lọc những từ khóa phụ để sắp xếp rải rác trong bài viết giúp Googlebot học nội dung và nhận diện.

Một mẹo nhỏ: Để mọi người có thể vận dụng linh hoạt với từ khóa này là mọi người lấy link đối thủ ném vào ahrefs kiểm tra organic keywords của link đó, xong ném từ khoá đó vào phần bình luận trên trang đầu là được

12. Tối ưu hoá hình ảnh

Đảm bảo ít nhất tên file hình ảnh bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn (ví dụ: on_page_SEO.png) và từ khóa mục tiêu của bạn là một phần của Alt ảnh và Caption ảnh.

Một lý do khác để tối ưu hóa hình ảnh của bạn cho SEO: nó cung cấp cho công cụ tìm kiếm một đầu mối về vấn đề được chú trọng xoay quanh nội dung của bạn. Mà có thể giúp hình ảnh đó xếp hạng trong tìm kiếm ảnh trên Google.

Khi Google xem hình ảnh có Alt text là “blue widgets” và “green widgets”, nó sẽ cho họ biết: “trang này là về widgets “.

Các yêu cầu về hình ảnh:

  • Tên file ảnh nên để dạng on-page-seo.png : có từ khóa cần seo và ngắn gọn
  • Có Alt ảnh bao gồm từ khóa mục tiêu cần seo.
  • Có chú thích dưới ảnh mô tả rõ ràng nội dung ảnh muốn truyền tải ( ghi nguồn ảnh nếu có )
  • Dung lượng ảnh cần nhẹ để tăng tốc độ load page ( nếu website thương mại điện từ nên làm server ảnh riêng )
  • Hình ảnh rõ nét
  • Hình ảnh đặt giữa đoạn văn, không đặt sát Heading.
  • Tạo sitemap cho hình ảnh của site

TIP: Sử dụng các dịch vụ trực tuyến miễn phí này để giảm trọng lượng hình ảnh của mọi người :

  • Kraken.io
  • Compressor.io

13. Có link nội bộ trong bài viết

Giống như wiki, link nội bộ ở đây không giới hạn số lượng

Đặt đúng ngữ cảnh cho các link anchor text

Ngoài việc thúc đẩy tương tác người dùng và giúp mọi người điều hướng trang web của mình dễ dàng hơn.

⇒ Xem bài hướng dẫn về link nội bộ: Liên kết nội bộ – Trái tim chiến lược SEO KHÔNG LINK

Google xem xét số liên kết nội bộ trỏ đến từng trang của trang web, để xác định tầm quan trọng tương đối của trang đó, liên quan đến tất cả các trang khác trên trang web của mọi người.

Link nội bộ trỏ sang nội dung liên quan

Khi Google đến một trong các trang của mọi người, ngoài việc đọc nội dung và lập chỉ mục trang, nó bắt đầu theo các liên kết nội bộ trỏ đến các trang khác truyền Pagerank theo link dofollow.

Vì vậy, theo mình mọi người nên kiểm toán lại xem một trang có quan trọng đối với chiến lược SEO của mọi người đã có liên kết trỏ đến hay chưa.

14. Có outbound link trong bài viết 

Các outbound link từ trang của bạn tới các trang liên quan giúp Google tìm ra chủ đề của trang của bạn. Nó cũng cho thấy Google rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng được tham khảo nội dung kỹ lưỡng từ những nguồn tin uy tín.

Không sử dụng outbound link có thể là sai lầm phổ biến trong SEO Onpage mà tôi thấy mọi người thường hay mắc phải. Tôi cố gắng sử dụng 2-4x outbound link mỗi 1000 từ. Đó là nguyên tắc chung cho hầu hết các trang web.

Hãy nhớ rằng các trang web mà bạn liên kết tới sẽ phản ánh về bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn liên kết tới các trang web có uy tín bất cứ khi nào có thể.

  • Liên kết ra ngoài về những nguồn uy tín để kiểm chứng thông tin.
  • Link để thuộc tính rel nofollow không truyền PR ra ngoài.
  • Nếu mọi người không muốn “mất” khách truy cập , hãy sử dụng thuộc tính target = “_ blank” mở một cửa sổ hoặc tab mới, cho phép khách truy cập ở lại trang của mọi người.
Link out dẫn tới bài báo bổ sung cho thông tin của wiki

Outbound Link cung cấp thêm giá trị cho khách truy cập của mọi người , hướng họ đến các nội dung thú vị khác hoặc bổ sung cho nội dung của mọi người, tạo ra sự tin tưởng với khách truy cập và giúp xây dựng lòng trung thành.

15. Độ dài của bài viết 

  • Theo nguyên tắc, mọi người nên đảm bảo rằng tất cả các bài của mọi người đều có hơn 1000 từ về nội dung hữu ích.
  • Nội dung chính cần SEO nên lớn hơn 2000 từ, nó giúp xếp hạng từ khoá mục tiêu và giúp có nhiều truy cập hơn từ những từ khoá dài tồn tại trong bài viết.

Brian Dean trên backlinko nghiên cứu cho thấy rằng nội dung dài hơn có xu hướng xếp hạng cao hơn đáng kể trên trang đầu tiên của Google:

Tôi luôn đảm bảo tất cả các bài viết của tôi có từ 1000+, có nội dung hữu ích, bố cục rõ ràng. Và một số bài viết gần đây của tôi thường hơn 5000 từ. Tất nhiên nội dung dài làm tôi mất không ít thời gian để thu thập thông tin, kiến thực và xây dựng 1 bố cục bài theo một dòng chảy nhất định.

Nội dung dài nhưng nó phải là duy nhất. Vì chẳng ai muốn đọc một nội dung mà được xào đi xào lại trên nhiều trang web, cũng chẳng ai thích nội dung vô nghĩ chỉ để cho dài. Hãy nghĩ về một nội dung chất lượng dành cho người dùng, giúp họ thể hiện cảm xúc ngay tại thời điểm đọc.

⇒ Xem hướng dẫn viết bài 2000 từ: Trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng

16. Tối ưu Thẻ tag đúng cách 

  • Sử dụng thẻ tag như một danh mục, tuy nhiên chỉ dùng để nhóm các tiện ích, hoặc thương hiệu, tên riêng,…nếu như không thể gom trong danh mục được.
  • Không dùng thể tag giống từ khóa mục tiêu ( dễ gây nhận nhầm link )

17. Tăng lượt bình luận trên bài viết 

  • Lượt bình luận giúp hệ thống máy học của google nhận diện được nội dung hữu ích với người dùng.
  • Tối thiểu 1 bài nên có 40 bình luận
  • Trong vòng 24h đầu tiên sau khi xuất bản bài viết, số lượng bình luận phải lớn hơn đối thủ.

18. Thiết kế giao diện tương thích nhiều thiết bị 

Google bắt đầu xử phạt các trang web không thân thiện với thiết bị di động trong năm 2015. Và chúng có thể ảnh hưởng nhiều hơn trong tương lai. Nếu bạn muốn làm cho trang web của mình thân thiện với thiết bị di động, tôi khuyên bạn nên sử dụng thiết kế Responsive.

Tôi sẽ ngạc nhiên nếu trang web của bạn không thân thiện với thiết bị di động. Trong nhiều thống kê về lưu lượng truy cập, thì tôi nhận thấy tỷ lệ truy cập từ mobile chiếm tới 70-80%.

Vì thế nếu bạn sử dụng một thiết kế Responsive nó có thể giúp thứ hạng của bạn tăng lên. Theo tôi, đó là lý tưởng cho trải nghiệm người dùng. Ngoài ra bạn có thể thấy, Google thích nó hơn trong bài này.

  • Xu hướng dùng di động ngày càng tăng cao, nên có giao diện tương thích để hữu ích cho người dùng, làm tăng tỉ lệ ở lại trên trang.
  • Nên có thiết kế riêng cho từng nền tảng tích hợp cho nhiều thiết bị.

19. Tuỳ chỉnh ảnh đại diện 

  • Ảnh đại diện của bài viết nếu đẹp và thu hút, tăng tỉ lệ click vào bài viết
  • Tránh ảnh đại diện 1 đằng nội dung 1 nẻo.

20. Tùy chỉnh hiển thị nội dung trên mạng xã hội 

  • Khi chia sẻ trên mạng xã hội bạn cần tuỳ chỉnh nó để thu hút người dùng click

21. Tuổi của trang 

  • Trang càng cũ thường có backlink tự nhiên
  • Thay đổi ngày cập nhật cuối cùng trên trang đó
  • Quảng cáo lại nó như thể nó là một trang mới

22. Meta robots 

  • Sử dụng meta robot của từng page ( vào yoast SEO chỉnh )
  • Không index những nội dung mỏng hoặc ko chất lượng

23. Hiển thị nút social 

Tín hiệu xã hội có thể không đóng vai trò trực tiếp trong việc xếp hạng trang web của bạn. Những việc quảng bá bằng social share giúp dẫn dắt nhiều người đọc hơn cho nội dung của bạn.

Và càng có nhiều người biết đến, bạn càng có nhiều khả năng bạn nhận được các liên kết tự nhiên. Vì vậy, đừng ngại khi đặt các nút chia sẻ xã hội nổi bật trên trang web của bạn.

Trong thực tế, một nghiên cứu của BrightEdge phát hiện ra rằng các nút chia sẻ xã hội nổi bật có thể làm tăng chia sẻ xã hội lên 700%.

Tín hiệu xã hội không phải là một phần quan trọng trong thuật toán của Google. Nhưng share link lên trên các trang web như Facebook, Twitter và Google+ có thể giúp người dùng truy cập vào website của bạn, cảm nhận và tương tác với nội dung của bạn, gián tiếp giúp hệ thống lựa chọn website của bạn.

  • Hiển thị rõ nút like, g+ , đặt ở đầu và cuối, vị trí dễ nhìn nhất
  • Tăng tương tác từ các nút social hỗ trợ rất tốt cho tính hữu ích của bài viết.
  • Với wordpress chỉ cần cài plugin kiểu như ” Tweet, Like, Google +1 and Share ” là ok

24. Breadcrumb 

  • Sử dụng breadcrumbs ở đầu trang ngay dưới tiêu đề chính
  • Bắt đầu từ Trang chủ và tiến dần từng bước trang hiện tại.
  • Không liên kết đến trang hiện tại.

25. Thẻ Bôi Đậm Hoặc In nghiêng 

  • Giúp nhấn mạnh những điều người dùng quan tâm.
  • Nhấn mạnh những từ khóa cần SEO
  • Dùng <Strong> </Strong> để bôi đậm thay vì dùng thẻ <b> </b>

Ngồi với team và anh em cùng thống nhất với mình là Google chưa bao giờ quan tâm đặc biệt đến các loại “trang trí” cho bài viết như bôi đậm hay in nghiêng, nhưng nó có thể rất hữu ích cho người dùng bởi nó khiến người dùng tìm kiếm đúng những gì họ quan tâm.

26. Thời gian tải trang 

Google đã tuyên bố trên blog của họ rằng tốc độ tải trang là một tín hiệu xếp hạng SEO (và gần đây họ đã làm PageSpeed thậm chí quan trọng hơn). Bạn có thể tăng tốc độ trang web của mình bằng cách sử dụng CDN , nén hình ảnh và chuyển sang hosting nhanh hơn.

Đảm bảo rằng trang web của bạn không mất nhiều hơn 4 giây để tải: Munch Web nhận thấy rằng 75% người dùng sẽ không truy cập lại trang web mất nhiều hơn 4 giây để tải trang.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ tải trang web của bạn bằng cách sử dụng GTMetrix.com.

CDN và plugin lưu cache rất hay, nhưng đầu tư vào hosting cao cấp là điều số 1 bạn có thể làm để làm cho trang web của bạn nhanh hơn.

Bạn chi 5$ / tháng cho một hosting của bạn, rất rẻ nhưng đồng nghĩa với việc nó có thể gây chậm.

Tôi đã giảm thời gian tải xuống từ 6 giây xuống còn chưa đến 2 giây bằng cách chuyển từ gói host 5$ thành VPS hàng đầu.

  • Cài hiện dung lượng hình ảnh giúp page load nhanh hơn ( chuyển ảnh qua sever khác )
  • Trong 3s phải truy cập được, nếu là wordpress thì anh em nên dùng plugin W3 Total Cache
  • Mọi người xem trong google analytic nhé ( Hành vi => Tốc Độ Trang web => Thời gian của Trang )

Sự kiên nhẫn của người dùng ngày càng ngắn hơn và họ có xu hướng tránh các trang tải chậm , chỉ tải được một phần hoặc gây ra sự cố. Nếu trang web của mọi người tải chậm tỉ lệ thoát sẽ cao và tất nhiên nó sẽ là một thành phần để Google coi page của mọi người là một page chất lượng thấp.

27. Time on page 

  • Hình ảnh cần chất lượng tốt
  • Tốc độ load site tốt
  • Truy cập analytic để xem time on page của từng page.

28. Sử dụng Rich Snippets đánh giá từng trang.

  • Đánh giá giúp bài hiển thị đánh giá hình sao trên google
  • Tăng tỉ lệ click khi hiển thị hình sao trên google
  • Với wordpress, mọi người cài plugin kk Star Ratings là ok ạ
Hiển thị đánh giá sao giúp người dùng dễ nhìn thấy và tin tưởng

Nhiều người dùng ở quê mình rỉ tai nhau rằng, mình ơi cứ lên mạng mà tìm người bán, người ta bán đầy ấy mà cứ ai chất lượng 5 sao thì mua thôi, nó uy tín lắm, vì thế hiển thị đánh giá cũng là một lợi thế giúp tăng tỉ lệ truy cập site trên SERPs.

Công cụ kiểm tra seo Onpage 

Có khá nhiều công cụ để mọi người kiểm tra, kiểm toán SEO onpage cho website của mọi người, tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp mình cứ mạn phép liệt kê những công cụ khá hay khi mà tối ưu có thể mọi người sẽ cần dùng để tối ưu onpage về sau này :

– Công cụ miễn phí :

Công cụ này mọi người có thể tìm trong tiện ích của trình duyệt hoặc truy cập trực tiếp, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ một phần, vẫn là dựa vào mọi người là chính làm hơi thủ công xíu, kết hợp excel khi audit.

– Công cụ mất phí :

  • https://en.onpage.org
  • https://seomator.com
  • https://www.link-assistant.com/website-auditor
  • https://sitebulb.com

Chi phí hơi cao, tuy nhiên lợi thế là phân tích chi tiết từng bài và nhược điểm chưa tối ưu phần nào, đánh giá tỉ lệ % tối ưu thành công của web.

Nếu anh em ngại ngần việc đo lường bằng công cụ thì có thể dùng file excel dưới đây để đo lường và báo cáo cho sếp.

Đây là bài viết theo ý kiến cá nhân của riêng mình nên nếu mà anh em nào cảm thấy chưa đủ hay chi tiết cứ comment ở dưới đây để mình bổ sung thêm về những phần onpage khác nhé.

Nguồn: Tham khảo từ anh Nguyễn Tiến Anh

Write A Comment