Tự Học Làm SEO

Technical SEO: Hướng dẫn toàn tập A-Z (Cập nhật 2021)

Pinterest LinkedIn Tumblr

Technical SEO là một bước cực kỳ quan trọng để mang đến sự thành công cho bất kỳ chiến dịch SEO nào. Vì thế, bạn cần phải hiểu đúng Technical SEO là gì cũng như làm thế nào để thực hiện.

Ở bài hướng dẫn này, Hoài Đoàn SEO sẽ giúp bạn tìm hiểu về:

  • Technical SEO là gì
  • Tại sao nó lại rất quan trọng với SEO
  • Cách để cải thiện Technical SEO
  • Và hướng dẫn triển khai Technical SEO chi tiết

Cùng bắt đầu thôi nào!

Technical SEO là gì?

Technical SEO là quá trình tối ưu hóa trang web đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng không phải trả tiền. Với Technical SEO bạn có thể giúp các công cụ tìm kiếm truy cập, thu thập thông tin và lập chỉ mục mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

technical seo la gi

Tại sao Technical SEO lại cực kỳ quan trọng?

Hãy thử tưởng tượng bạn đang xuất bản ra một nội dung rất hay và mong đợi nó sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập cho trang web của mình.

Tuy nhiên, khi người dùng nhấp chuột vào xem thì trang web của bạn mất hơn 5 giây để tải nó. Họ khó chịu, mất kiên nhẫn và rời đi.

Không cần biết nội dung của bạn hay và hấp dẫn đến cỡ nào, nhưng điều quan trọng đầu tiên là trang web của bạn cần phải hoạt động tốt. Nếu không, bạn chắc chắn sẽ mất đi rất nhiều lượng truy cập và không thể có được thứ hạng tốt trên các kết quả tìm kiếm.

Đó chỉ là một ví dụ nói lên tầm quan trọng của Technical SEO.

Về mặt cơ bản, Google và các công cụ tìm kiếm khác cần có thể truy cập, thu thập thông tin, hiển thị và lập chỉ mục các trang trên trang web của bạn. Nếu như điều này không thực hiện được, bạn chắc chắn cũng không được xếp hạng.

tai sao technical seo lai quan trong

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Mặc cho các nội dung trên website của bạn đều đã được tìm thấy thì cũng không có nghĩa là công việc của bạn đã được hoàn thành.

Bởi vì trang web cần được tối ưu hoàn toàn cho về Technical SEO như: tối ưu hóa trên thiết bị di động, trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang, không có nội dung trùng lặp… và còn rất nhiều thứ khác nữa.

Có lẽ bạn đang thắc mắc rằng tôi có phải tối ưu hoàn hảo cho mọi yếu tố của Technical SEO không. Câu trả lời là không, nhưng nếu càng giúp cho Google dễ dàng truy cập nội dung của bạn hơn thì cơ hội xếp hạng sẽ càng cao hơn.

Cách để cải thiện Technical SEO

Như tôi vừa đề cập, Technical SEO không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin và lập chỉ mục mà còn rất nhiều khía cạnh khác. Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần phải thực sự quan tâm:

  • Javascript
  • XML sitemaps
  • Cấu trúc website
  • Cấu trúc URL
  • Structured data
  • Nội dung mỏng
  • Nội dung trùng lặp
  • Hreflang
  • Canonical tags
  • 404 pages
  • 301 redirects
  • Tối ưu hóa trên thiết bị di động
  • Hình ảnh trên trang
Technical SEO

Ở cấp độ thấp nhất, một trang web về mặt Technical SEO phải an toàn, tốc độ tải nhanh, dễ thu thập thông tin, có điều hướng rõ ràng và không chứa bất kỳ liên kết hoặc nội dung trùng lặp nào.

Bên cạnh đó, nó cũng nên có hệ thống thu hút và đưa ra giải pháp cho người dùng khi họ đi vào ngõ cụt, chẳng hạn như nội dung được tạo cho lỗi 404 và các trang chuyển hướng 301. Cuối cùng, trang web nên có dữ liệu có cấu trúc để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung. 

Hướng dẫn cách thực hiện Technical SEO toàn tập A-Z

Bây giờ sẽ là lúc chúng ta đi vào quy trình từng bước kiểm tra Technical SEO cho trang web.

Cấu trúc trang web và điều hướng

Với cá nhân tôi, cấu trúc trang web là thứ cần được kiểm tra đầu tiên khi bắt tay vào thực hiện một chiến dịch SEO nào.

Lý do là vì nếu cấu trúc trang web được thiết kế kém sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho việc thu thập thông tin và lập chỉ mục. Nếu thực hiện bước này tốt, bạn sẽ không cần phải bận tâm về việc Google lập chỉ mục các nội dung trên trang web của bạn. 

Ngoài ra, cấu trúc trang web cũng tác động đến nhiều thứ khác mà bạn làm để tối ưu website của mình, từ URL đến sitemap và cả việc sử dụng robots.txt để ngăn chặn công cụ tìm kiếm thu thập một số trang nhất định.

Sử dụng cấu trúc phẳng, có tổ chức

Cấu trúc trang web là cách tổ chức các nội dung trên trang web của bạn. Tôi nghĩ bạn nên sử dụng cấu trúc phẳng, tức là tất cả các trang chỉ nên cách xa nhau một vài liên kết.

cau truc website

Cấu trúc phẳng sẽ giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc thu thập thông tin. Nếu trang web của bạn là một website nhỏ thì điều này không phải là vấn đề lớn nhưng với một trang thương mại điện tử với hàng nghìn sản phẩm khác nhau, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.

cau truc website

Nếu trang web của bạn được cấu trúc một cách lộn xộn, trông như thế này chẳng hạn:

cau truc website

Nó sẽ tạo ra các trang mồ côi (các trang không có bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ đến):

cau truc website

Vậy làm thế nào để bạn có thể kiểm tra được cấu trúc trang web của mình, hãy sử dụng tính năng Site Audit của Ahrefs. Hoặc nếu muốn trực quan hơn, bạn có thể sử dụng Visual Site Mapper, nó được cung cấp hoàn toàn miễn phí:

cau truc website

Cấu trúc URL nhất quán

Có 2 lý do mà bạn nên thiết lập một cấu trúc URL nhất quán cho website của mình:

  • Giúp người dùng dễ dàng xác định được vị trí của họ trên trang web
  • Cung cấp cho Google thêm ngữ cảnh về từng trang trong danh mục đó

Hãy xem cách mà Backlinko đã thực hiện dưới đây:

cau truc website backlinko

Nó giúp cho Google hiểu rằng tất cả các trang chứa “/ hub / seo” đều cùng thuộc trên một danh mục “SEO Marketing Hub”.

Điều hướng Breadcrumbs

Không có gì phải nghi ngờ cả, breadcrumbs sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng trên trang web của bạn. 

Chưa hết, Google cũng sử dụng breadcrumbs để hiển thị trên các SERPs. Nó giúp cho trang web của bạn trở nên nổi bật hơn so với những trang không có breadcrumbs và bạn sẽ dễ dàng thu hút người dùng hơn.

Tôi đã có một bài viết về breadcrumbs khá chi tiết, nếu muốn hiểu rõ hơn, bạn có thể có thể tham khảo qua nó.

Thu thập thông tin, hiển thị và lập chỉ mục

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp nhằm giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục cho các nội dung trên website của bạn. Đầy là phần rất quan trọng trong Technical SEO.

Các vấn đề về lập chỉ mục

Bước đầu tiên là kiểm tra xem có nội dung nào trên trang web của bạn mà trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi truy cập không.

Có 3 cách để làm điều này:

Dùng Google Search Console

Mở tab Phạm vi lập chỉ mục trong Google Search Console lên, bạn sẽ thấy được những nội dung mà Google không thể index trên trang web của bạn:

Screaming Frog

Screaming Frog là trình thu thập thông tin nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Và đó là lý do mà sau khi đã khắc phục sự cố bằng Phạm vi lập chỉ mục của Google Search Console, bạn nên chạy toàn bộ quá trình thu thập thông tin với công cụ SEO này.

su dung screming frog
Sử dụng Ahrefs

Ahrefs có tính năng cho phép kiểm tra trang web rất hữu ích.

su dung ahrefs

Nó giúp bạn biết được tình trạng Technical SEO tổng thể trên trang web của bạn.

su dung ahrefs

Tốc độ tải trang trang trên toàn bộ website của bạn.

su dung ahrefs

Và cả những vấn đề với thẻ HTML nữa.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn cách nào trong 3 cách này thì lời khuyên là nên sử dụng tất cả. Vì mỗi cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, nếu bạn đang tối ưu Technical SEO cho một trang web lớn với hàng nghìn trang thì hãy nên kết hợp cả 3.

Liên kết nội bộ đến các “Deep Pages”

Nếu trang web của bạn đã sử dụng một cấu trúc phẳng ngay từ đâu thì bạn sẽ không cần bận tâm về vấn đề này. Bởi vì Deep Pages trên trang web của bạn cũng chỉ cách trang chủ khoảng 3,4 lần nhấp chuột.

lien ket noi bo den cac deep page

Dù bằng cách nào, nếu có một Deep Pages cụ thể nào hoặc tập hợp các trang mà bạn muốn lập chỉ mục thì không có gì đánh bại được một liên kết nội bộ kiểu cũ đến trang đó.

Đặc biệt là nếu trang web của bạn đang liên kết từ các trang có thẩm quyền và được thu thập thông tin tin liên tục.

Sử dụng XML Sitemap

Thực tế, phía Google đã tuyên bố rằng XML Sitemap là nguồn quan trọng thứ hai trong quá trình tìm kiếm URL. Để biết được Sitemap của bạn tốt hay không, hãy di chuyển đến tab Sơ đồ trang web trong Google Search Console.

sitemap xml

Tại đây sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết về Sitemap mà Google đang xem cho website của bạn.

Kiểm tra URL bằng Google Search Console

Có phải mọi URL trên trang web của bạn đều được index? Nếu muốn biết hãy sử dụng tính năng Kiểm tra URL trên GSC.

Nó vừa giúp bạn biết được lý do tại sao một trang bất kỳ không được index.

kiem tra url

Và đối với các trang đã được lập index, bạn sẽ biết được cách mà Google hiển thị nó.

kiem tra url

Với cách làm này, bạn sẽ biết được rằng Google có thể truy cập, thu thập thông tin và lập chỉ mục toàn bộ nội dung có trên trang đó hay không.

Thin và Duplicate Content

Về mặt kỹ thuật, tình trạng duplicate content có thể xuất hiện ở bất kỳ trang web nào. Đặc biệt là nếu CMS đã tạo ra nhiều phiên bản của cùng một trang trên các URL khác nhau. Và điều này cũng tương tự với thin content.

Thin và duplicate content chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến hiệu suất SEO. Đó là lý do mà bạn cần phải kiểm tra và khắc phục chúng khi thực hiện Technical SEO.

Kiểm tra Duplicate Content

Có 2 công cụ để bạn kiểm tra thin và duplicate content trên website của mình Raven và Ahrefs.

Công cụ Raven sẽ quét toàn bộ các trang trên website và cho biết những nội dung nào cần được cải thiện.

cong cu raven

Với Ahrefs, bạn có thể sử dụng Content Quality để biết được những nội dung nào đang bị duplicate content trên website của mình.

kiem tra trung lap noi dung bang ahrefs

Nhưng lưu ý rằng 2 công cụ này chỉ phát hiện sự trùng lặp nội dung trên trang web của bạn mà thôi. Để kiểm tra xem nội dung của bạn có phải là duy nhất hay đã xuất hiện ở những trang web khác, bạn nên sử dụng Copyscape.

Chỉ cần nhập URL của bạn vào hộp tìm kiếm, Copyscape sẽ giúp bạn biết được rằng nội dung này có xuất hiện ở đâu đó trên internet hay không.

copyscape

Nếu bạn tìm thấy một đoạn văn bản đang có ở trang web khác, hãy copy nó và bỏ vào dấu ngoặc kép rồi tìm kiếm trên Google. Trong kết quả hiển thị, trang của bạn ở đầu tiên thì tức là Google xem bạn là tác giả của đoạn văn đó. Và điều này không hề có vấn đề gì cả.

Các trang Noindex không có nội dung độc đáo

Gần như mọi trang web sẽ luôn có một số nội dung nào đó bị trùng lặp. Điều này không phải vấn đề đáng bận tâm trừ khi chúng được index.

Giải pháp dành cho bạn trong tình huống này là thêm thẻ noindex để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục ở những trang này.

the noindex

Bạn cũng có thể kiểm tra xem thẻ noindex có được thiết lập đúng hay không bằng cách sử dụng Kiểm tra URL trong Google Search Console.

Nếu kết quả thông báo là “Bị loại trừ bởi thẻ noindex” thì nó đang làm nhiệm vụ của nó.

keim tra url

Nhưng nếu Google vẫn đang lập chỉ mục thì điều đó cho thấy thẻ noindex không hoạt động.

kiem tra index

Có thể mất đến một vài ngày hoặc vài tuần để Google thu thập lại dữ liệu các trang bạn không muốn lập chỉ mục, điều này phụ thuộc vào ngân sách thu thập thông tin.

Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng Google Search Console, chuyển đến tab Phạm vi lập chỉ mục -> Bị loại trừ để biết chắc chắn được rằng các trang không muốn index đang dần dần được xóa khỏi index.

kiem tra url

Sử dụng Canonical URLs

Hầu hết các trang bị trùng lặp nội dung đều được xử lý bằng cách thêm thẻ index hoặc thay thế bằng những nội dung độc đáo khác.

Nhưng bạn vẫn còn một lựa chọn khác, đó chính là canonical URLs. Đây là một giải pháp hoàn hảo với những trang có nội dung giống nhau 100% hoặc có vài sự khác biệt nhỏ nào đó.

Ví dụ: bạn đang có một trang thương mại điện tử bán mũ và trong đó có một trang sản phẩm về mũ cao bồi.

Canonical URLs

Tùy vào cách thiết lập trang web, mọi kích thước, màu sắc và biến thể có thể dẫn đến những URL khác nhau.

Canonical URLs

Điều này không tốt chút nào! Nhưng đừng lo, hãy sử dụng canonical URLs để báo cho Google biết rằng đâu là phiên bản chính và tất cả các trang khác chỉ là biến thể. 

Canonical URLs

Tốc độ tải trang

Khi mà Google ngày càng xem trọng trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mọi website hiện nay. Và thực tế cũng cho thấy rằng người dùng hiếm khi nào chờ đợi một trang web có tốc độ tải quá chậm mà thay vào đó họ sẽ thoát ra và tìm đến những sự lựa chọn khác.

Đó chính là lý do tại sao tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng cần phải tối ưu trong Technical SEO.

Vậy làm thế nào để tăng tốc độ cho website của bạn. Dưới đây là những cách mà tôi hay làm.

Giảm kích thước trang web

Khi nói đến việc tốc độ trang web, hầu hết mọi người đều đổ dồn sự quan tâm vào CDN, bộ nhớ đệm, CSS… mà bỏ qua một yếu tố cũng có tác động rất lớn khác đó là kích thước trang web.

Hãy xem cách mà Backlinko đã chạy nghiên cứu tốc độ trang trên quy mô lớn, họ nhận thấy rằng tổng kích thước của một trang sẽ có ảnh hướng đến thời gian tải trang hơn bất kỳ yếu tố nào khác.

toc do tai trang

Vậy điều cần làm ở đây là gì? Bạn có thể nén ảnh và lưu vào bộ nhớ cache khỏi trang web. Nhưng nếu đó là một website lớn, chúng sẽ cần một khoản thời gian để tải.

Đó là điều mà các website lớn như Backlinko luôn bận tâm. Họ sử dụng rất nhiều hình ảnh có độ phân giải cao, nhiều trang có kích thước lớn.

Chúng khiến cho thời gian tải trang chậm hơn nhưng mặc dù vậy, họ vẫn quyết định giữ chúng. Và điều đó làm ảnh hưởng đến số điểm của Backlinko trên Google Pagespeed Insights.

toc do tai trang backlinko

Kiểm tra thời gian tải khi có và không có CDN

Các CDN có thể sẽ khiến website của bạn tải chậm hơn nếu chúng không được thiết lập đúng cách.

kiem tra thoi gian tai trang

Do đó, nếu bạn đang sử dụng CDN cho trang web của mình, hãy sử dụng webpagetest.org để kiểm tra tốc độ trang khi có và không có CDN.

Loại bỏ tập lệnh của bên thứ 3

Mỗi tập lệnh của bên thứ 3 sẽ cộng thêm 34 mili giây vào thời gian tải của một trang bất kỳ. Hay nói cách khác, loại bỏ chúng là một cách để bạn tăng tốc độ cho trang web của mình.

toc do tai trang

Technical SEO bổ sung

Triển khai hreflang cho các trang web quốc tế

Nếu trang web của bạn có phiên bản khác nhau cho dành cho các quốc gia và ngôn ngữ khác thì hreflang là một yếu tố cần phải chú trọng.

Tuy nhiên, hreflang rất khó thiết lập khi mà cả những tài liệu Google đưa ra về cách sử dụng nó cũng không quá rõ ràng. 

Nhưng công cụ tạo hreflang của Aleyda Solis có thể giúp bạn. Nó có thể tạo hreflang rất dễ dàng cho nhiều ngôn ngữ khác nhau.

cong tu tao hreflang

Tìm các liên kết hỏng trên website 

Có một loạt các liên kết hỏng trên website cũng sẽ không phá vỡ cấu trúc SEO của bạn. Thâm chí, Google còn tuyên bố rằng các liên kết bị hỏng không phải là một vấn đề của SEO.

Nhưng nếu như đó là các liên kết nội bộ bị hỏng thì nó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Chúng sẽ khiến cho Googlebot khó tìm kiếm và thu thập dữ liệu.

tim lien ket hong

Do đó, bạn cần kiểm tra và sửa chữa các liên kết hỏng khi thực hiện Technical SEO cho website. Có rất nhiều công cụ SEO có thể giúp bạn làm việc này như: SEMRush, Ahrefs và Screaming Frog.

Thiết lập dữ liệu có cấu trúc (Structured Data)

Có một sự thật là việc thiết lập dữ liệu có cấu trúc không hề mang lại lợi ích nào trong khía cạnh SEO cho trang web cả. Bạn không hề đọc nhầm đâu vì nghiên cứu thực tế về các yếu tố xếp hạng trên công cụ tìm kiếm không cho thấy mối liên quan nào giữa Structured Data và thứ hạng.

schema

Nhưng bạn vẫn cần triển khai nó cho trang web của mình. Tại sao?

Bởi vì Schema có thể cung cấp cho một số trang của bạn Rich Snippets. Mà khi Rich Snippets được hiển thị trong SERPs nó sẽ thu hút người dùng tốt hơn và tăng tỷ lệ nhấp chuột cho trang.

Xác thực XML Sitemaps

Với những website lớn, rất khó để theo dõi tất cả các trang có có trong sitemap. Trên thực tế, nhiều sơ đồ trang web mà tôi xem có các trang có mã trạng thái 404 và 301.

Vì vậy, bạn nên sử chạy sitemap thông qua Map Broker XML Sitemap Validator. Rất đơn giả, chỉ cần nhập sitemap của bạn vào đây.

xac thuc sitemap xml

Và xem có bất kỳ liên kết nào bị hỏng hay chuyển hướng hay không.

xac thuc sitemap xml

Thẻ Noindex và Category Pages

Nếu trang web của bạn chạy trên WordPress, bạn nên sử dụng thẻ noindex categorys và tag pages. Lý do là vì hầu hết chúng không mang lại quá nhiều traffic và giá trị cho người dùng nhưng lại dễ gây ra các vấn đề về trùng lặp nội dung.

Nếu bạn đang sử dụng plugin Yoast SEO, bạn có thể dễ dàng làm điều này chỉ với một cú nhấp chuột.

Tối ưu hóa cho thiết bị di động

Có lẽ chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về tầm quan trọng của việc tối ưu hóa cho thiết bị di động ở ngày nay nữa.

Cách tốt nhất để được trang của bạn đang hoạt động như thế nào trên các thiết bị di động là sử dụng Google Search Console.

Tại đây, Google sẽ cho bạn biết các lỗi chưa được tối ưu cho thiết bị di động trên trang web của bạn. Và thậm chí là cụ thể những lỗi trên trang để bạn khắc phục chúng.

Lời kết

Chung quy lại thì Technical SEO là một phần cực kỳ quan trọng trong SEO, nhằm giúp cho trang web của bạn hoạt động tốt, đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật của các công cụ tìm đồng thời dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục.

Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn triển khai Technical SEO đúng ngay từ đầu, bạn sẽ không cần phải xử lý lại nó sau này. Và trên đây là toàn bộ hướng dẫn của tôi về Technical SEO.

Rất mong bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Xin cảm ơn!

Nguồn tham khảo: https://backlinko.com/technical-seo-guide

Write A Comment